Quy hoạch đào tạo mới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 92 - 93)

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001

Quy hoạch đào tạo mới.

Năm 2015, tổng số đào tạo mới là 49,4 nghìn người, trong đó trên đại học là 0,41 nghìn người, đại học là 2,2 nghìn người, cao đẳng là 1,9 nghìn người, trung cấp chuyên nghiệp 1,2 nghìn người, cao đẳng nghề 4,2 nghìn người, trung cấp nghề 5,8 nghìn người, sơ cấp nghề và đào tạo khác khoảng 34,1 nghìn người.

Năm 2020, tổng số là 69,3 nghìn người, trong đó trên đại học là 1,1 nghìn người, đại học là 3,9 nghìn người, cao đẳng là 3 nghìn người, trung cấp chuyên nghiệp 01 nghìn người, cao đẳng nghề 7,1 nghìn người, trung cấp nghề 11,6 nghìn người, sơ cấp nghề và đào tạo khác khoảng 42,8 nghìn người.

* Qua kế hoạch đào tạo với năng lực đào tạo của tỉnh hiện có thì hệ thống đào tạo của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đến 2015 đào tạo ở bên ngoài gần 12 nghìn người, trong đó trình độ đại học và sau đại học cơ bản là đào tạo ở bên ngoài tỉnh khoảng 3 nghìn người, còn lại là các trình độ khác. Đến năm 2020 đào tạo ở bên ngoài khoảng 23 nghìn người, trong đó trình độ đại học và sau đại học khoảng 2,5 nghìn người...

Quy hoạch đào tạo lại.

Năm 2015, tổng số đào tạo lại là 14,6 nghìn người, trong đó đại học là 0,15 nghìn người, cao đẳng là 0,47 nghìn người, trung cấp chuyên nghiệp 0,5 nghìn

người, cao đẳng nghề 0,4 nghìn người, trung cấp nghề 1,16 nghìn người, sơ cấp nghề và đào tạo khác khoảng 15 nghìn người.

Năm 2020, tổng số là 20,6 nghìn người, trong đó trên đại học là 0,27 nghìn người, cao đẳng là 0,6 nghìn người, trung cấp chuyên nghiệp 0,5 nghìn người, cao đẳng nghề 0,71 nghìn người, trung cấp nghề 2,3 nghìn người, sơ cấp nghề và đào tạo khác 16,2 nghìn người.

3.2.1.4. Phương hướng phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020

Quy hoạch phát triển nhân lực phải gắn với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung lại quy hoạch của ngành mình và của địa phương mình trên cơ sở bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với nội dung quy hoạch phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020.

Trong triển khai quy hoạch, chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người đi học các ngành nghề theo nhu cầu của địa phương, chính sách cử tuyển gắn với địa bàn ở địa phương, chính sách lao động qua đào tạo của địa phương, công tác chuẩn bị hạ tầng phục vụ xây dựng các cơ sở đào tạo mới ở địa phương.

Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020. Phối hợp với các ngành Trung ương, Hà Nội và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác phát triển.

Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh theo hướng hợp tác, tăng cường quan hệ liên vùng để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển. Đồng thời tiến hành các bước khảo sát, lập dự án khả thi và xây dựng danh mục dự án ưu tiên trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 92 - 93)