Giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 103 - 108)

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001

Giáo dục đại học.

Trong thời gian tới cần có chính sách xây dựng đội ngũ giảng viên CĐ,ĐH, DN đảm bảo đầy đủ về số lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo, 100% có trình độ đạt chuẩn , 40% có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, 100% giáo viên các trường dạy nghề có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

* Thứ hai: Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhóm nhân lực đặcbiệt. biệt.

-Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ công chức theo hướng chuẩn hoá phù hợp với tiêu chuẩn của người CBCC theo Luật định, dần từng bước thực hiện thí điểm và triển khai áp dụng phương pháp thi tuyển các vị trí cán bộ lãnh đạo quản lý thay cho hình thức bổ nhiệm hiện nay.

* Về nhân lực khu vực sự nghiệp.

+ Một là: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Tiếp tục thực hiện đa dạng các loại hình đào tạo để thoả mãn nhu cầu học tập cho mọi người ở mọi cấp học. Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở các bậc học Tiểu học, Trung học, xây dựng xã hội học tập. Hệ thống giáo dục Bắc Giang phát triển theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội hoá và quốc tế hoá.

Tập trung nâng chất lượng toàn diện, vững chắc, đồng đều trong các loại hình đào tạo, dạy nghề, các địa bàn, đặc biệt chú ý tới việc phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân tài từ tuổi nhỏ. Đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có trình độ nghề nghiệp và khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Đảm bảo đủ các điều kiện cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo như: Về đội ngũ được bố trí đủ, đồng bộ giữa các bộ môn, trình độ cao; về cơ sở vật chất đảm bảo hệ thống trường, lớp 100% được xây dựng kiên cố hoá, trang thiết bị dạy học đủ theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; đảm bảo đáp ứng đủ kinh phí theo yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo ở mức độ cao.

+ Hai là: Sự nghiệp y tế.

Phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật.

Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tại tất cả các cơ sở y tế, bao gồm cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Các đơn vị y tế đảm bảo đáp ứng các dịch vụ y tế theo tuyến. Bảo đảm sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa; phát triển hệ thống y học cổ truyền.

Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng. Ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.

Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc; chủ động cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định thị trường thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu sử dụng; bảo đảm trang thiết bị thiết yếu và từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hệ thống y tế dự phòng, hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.

* Về nhân lực khu vực sản xuất kinh doanh.

Tăng cường năng lực chuyên môn trình độ kỹ thuật cho người lao động qua

các hình thức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tại chỗ nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật, giảm thiểu lao động chưa qua đào tạo, chứng chỉ và đào tạo ở trình độ thấp, tăng dần tỷ lệ lao động có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên trong cơ cấu lao động của các ngành trong khu vực sản xuất kinh doanh, dần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với từng ngành nghề và loại hình doanh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động theo hướng tích cực, tăng dần tỷ lệ người lao động được đào tạo ở các trình độ phù hợp với yêu cầu ngành nghề sản xuất kinh doanh, giảm dần lao động thủ công, lao động chưa qua đào tạo để tăng hiệu quả lao động và tiết kiệm sức lao động.

* Về nhân lực cho khu vực miền núi.

Nguồn nhân lực khu vực này chủ yếu là lao động nông thôn trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 25% lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức các nghề nông, lâm nghiệp, trong đó trình độ ĐH chiếm 0,3%. Cán bộ quản lý nhà nước ở các xã miền núi được chuẩn hóa, đội ngũ cán bộ cấp xã có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 40% vào năm 2015 và 60%-70% vào năm 2020, có ít nhất 1 cán bộ có trình độ công nghệ thông tin vào năm 2015.

3.3.3- Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theohướng tiến bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực. hướng tiến bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực.

Mở rộng, phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm phát triển các ngành nghề phù hợp với tiềm năng của tỉnh và xu thế phát triển của thời kỳ phát triển khoa học và công nghệ thông tin. Tạo việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tích cực, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo giảm dần, tăng tỷ lệ người lao động có trình độ đào tạo cao trong từng ngành, lĩnh vực.

Các cấp chính quyền điạ phương thường xuyên tổ chức các sàn giao dịch việc làm để tạo cơ hội cho người lao động có thể thông qua Sàn giao dịch việc làm để tìm kiếm cho bản thân mình một việc làm phù hợp. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động làm cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người lao động, trong đó doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, cơ sở dạy nghề có nhu cầu tuyển sinh đào tạo nghề, người lao động đã học nghề có nhu cầu tìm việc làm, người lao động chưa học nghề có nhu cầu được đào tạo nghề.

Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp khi đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh phải đăng ký nhu cầu lao động theo cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo, lộ trình tuyển dụng.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp phấn đầu tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 45% theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới.

3.3.4- Hợp lý hoá phân bố nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầuphát triển KT-XH. phát triển KT-XH.

Phát triển và phân bố hợp lý mạng lưới đô thị và các điểm dân cư trên địa bàn tỉnh, gắn phát triển các khu công nghiệp với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Xây dựng cơ cấu chuyển dịch lao động hợp lý, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi nhằm phát triển hài hòa giữa xây dựng đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức xây dựng quy hoạch và xây dựng đề án chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới ; xây dựng các khu, cụm công nghiệp đảm bảo hợp lý với tình hình thực tế của từng huyện, xã trong tỉnh, đảm bảo phân bổ hợp lý nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của từng địa phương.

Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút nhân tài, tuyển dụng nhân lực phân bổ hợp lý trong nền kinh tế đảm bảo người sử dụng lao động chọn được người lao động phù hợp đáp ứng được yêu cầu công việc và ngược lại người lao động cũng tìm kiếm được công ăn việc làm phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và thoả mãn được nhu cầu người lao động.

3.3.5- Thực hiện tốt chương trình, dự án phát triển mạng lưới, cơsở đào tạo nhân lực. sở đào tạo nhân lực.

Cần phải có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới các trường, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực.

* Một là: Huy động đầu tư toàn xã hội cho công tác phát triển nhânlực. lực.

Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, bao gồm nguồn vốn trung ương hỗ trợ (vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học); vốn ngân sách địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và vốn huy động các nguồn lực khác (từ các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá....) để thực hiện các dự án đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực;

Tiếp tục tích cực triển khai thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Tăng chi ngân sách địa phương tập trung đầu tư phát triển trường trọng điểm của tỉnh như: trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, trường Cao đẳng nghề, các trường Trung cấp nghề và đặc biệt là các trung tâm dạy nghề tại các huyện miền núi.

Hoàn thiện, mở rộng, nâng cấp cơ sở giáo dục và đào tạo, xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học.

* Hai là: Đáp ứng nhu cầu về kinh phí cho phát triển đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho lao động dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho lao động

Tập trung đầu tư các điều kiện đảm bảo tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giáo dục và dạy nghề: Trên cơ sở quy định điều kiện đạt chuẩn về diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và xuất đầu tư đối với các trường dạy nghề, trường chất lượng cao, trung tâm dạy nghề. Rà soát lại toàn bộ các trường, các trung tâm dạy nghề thuộc địa phương quản lý để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

3.3.6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồnnhân lực nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w