Nguyên nhân của những hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 81)

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001

2.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế.

Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và bản thân doanh nghiệp, người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn hạn chế.

Cung - cầu về lao động còn mất cân đối; số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc, doanh nghiệp lớn thì thiếu lao động có kỹ thuật cao. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn; chất lượng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo không hợp lý, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi.

Đầu tư giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH, phương tiện thí nghiệm và thực hành cho các trường phổ thông còn thiếu. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn. Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp.

Tình trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Ở các trường trung cấp, cao đẳng, số giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ còn quá ít. Phương thức đào tạo trong các trường chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng.

Hệ thống cơ sở vật chất bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã được xây dựng để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nhưng do đội ngũ thầy thuốc còn thiếu, không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn

chế... nên một số chương trình, hoạt động y tế chưa thể đáp ứng được mục tiêu chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và phòng chống các bệnh xã hội.

Quản lý Nhà nước về y tế, giáo dục, lao động, việc làm và dạy nghề còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Công tác xã hội hoá lĩnh vực văn hoá, xã hội bước đầu phát triển nhưng hiệu quả còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn mới; cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện; chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hệ thống pháp luật lao động chưa ổn định...

Chương 3

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 80 - 81)