Trình độ đại học 24 48 Bác sĩ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 63)

- Nhân lực y tế: Nhân lực y tế có vai trò quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và góp phần nâng cao chất lượng

3 Trình độ đại học 24 48 Bác sĩ

- Dược sĩ 1 3 4 Trên đại học 3 6 - Thạc sĩ và CK cấp I, cấp II 5 - Tiến sĩ 1 B Cơ cấu (%) 100 100 100 1 Sơ cấp 8,1 5,9 3,13 2 Trung cấp 48,92 70,1 45,2 3 Đại học 13 18,4 18,03 4 Trên đại học 5,52 5,56 7,91 5 Tiến sĩ trở lên 0,1 0,02 0,04

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang) Số cán bộ được đào tạo sau đại học và chuyên khoa sâu hàng năm tăng theo hướng tích cực tăng từ 5,56% năm 2005 lên 7,91% năm 2010; tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ đào tạo bậc sơ cấp và trung cấp giảm dần và lực lượng cán bộ y tế có trình độ đào tạo từ đại học trở lên tăng dần qua các năm.

Tuy nhiên hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học trở lên mới chỉ chiếm một phần tư số cán bộ y tế; trong đó cán bộ có trình độ tiến sĩ chỉ khoảng 0,04%; thạc sĩ và chuyên khoa cấp I, cấp II chỉ chiếm 7,91%. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực chuyên khoa sâu, cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên, lĩnh vực y học cổ truyền và lĩnh vực dược, bác sĩ giải phẫu, sinh hoá, xét nghiệm…

2.2.2. Về chất lượng.

* Một là: Mức độ phổ cập giáo dục.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, số người chưa biết chữ giảm dần, năm 2005 có 1.863 người (1,14%) không biết chữ giảm xuống còn 681 người (0,45%) năm 2010; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng từ 20,76% trên tổng số học sinh tốt nghiệp ở các cấp năm 2005 lên 26,61% năm 2010.

Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 95,61% năm 2005 lên 96,3% năm 2010 và tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 96,26% năm 2005 lên 98,02% năm 2010. Bắc Giang luôn đứng trong tốp 15 tỉnh dẫn đầu về tỷ lệ học sinh

tốt nghiệp THPT. Đây là nguồn nhân lực tham gia vào lực lượng lao động của các ngành kinh tế quốc dân trong thời gian tới với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Bảng 2.9: Hiện trạng học vấn theo độ tuổi giáo dục phổ thông.

STT Chỉ tiêu 2005 2010

I Tổng số (người) 163.177 150.862

1 Số người chưa biết chữ 1.863 681

2 Số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ ra lớp 18.313 17.055 3 Số cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp 55.533 63.267 4 Số học sinh tốt nghiệp tiểu học 31.188 22.205 5 Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 38.116 29.064

6 Số học sinh tốt nghiệp THPT 18.164 18.590

II Cơ cấu (%)

1 Số người chưa biết chữ 1,14 0,45

2 Số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ ra lớp 32,1 33,76 3 Số cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp 80,15 91,89 4 Số học sinh tốt nghiệp tiểu học 99,53 98,9 5 Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 95,61 96,3

6 Số học sinh tốt nghiệp THPT 96,26 98,02

+ Hiện trạng dân số theo trình độ học vấn, đang đi học và đã thôi họcchia theo cấp học phổ thông và độ tuổi. chia theo cấp học phổ thông và độ tuổi.

Nhìn chung trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên, số người không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động trong ngành kinh tế giảm dần từ 41.145 người năm 2005 xuống còn 29.997 người năm 2010, những người này chủ yếu là làm việc ở khu vực nông thôn, số người có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT tăng dần từ 192.787 người năm 2005, lên 241.058 người năm 2010.

Bảng 2.10: Hiện trạng trình độ học vấn chia theo độ tuổi.

Đơn vị: Người

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010

I Tổng số 1.251.225 1.301.413

1 Số người mù chữ 47.058 30.907

Trong đó:Từ 6- 14 tuổi 5.913 910

Từ 15-29 tuổi 5.228 3.142

Từ 30 tuổi trở lên 35.917 26.855

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w