Nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng kế hoạch đào tạo tuyển dụng lao động hàng năm theo ngành nghề và trình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 93 - 100)

II- Phân theo loại hình cơ sở dạy nghề 2.153 1.451 1.001

Nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng kế hoạch đào tạo tuyển dụng lao động hàng năm theo ngành nghề và trình

kế hoạch đào tạo tuyển dụng lao động hàng năm theo ngành nghề và trình độ đào tạo.

Tập trung mọi nỗ lực đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực.

Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn, đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của các doanh nghiệp và các nhu cầu thiết yếu khác.

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng lao động: Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách giáo dục và dạy nghề; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục- đào tạo và dạy nghề cho phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và cung ứng nhân lực cho từng giai đoạn;

Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ cho người lao động, quan tâm chú ý đến công tác đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc tại chỗ, để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đào tạo các nghề mới nghề có tính chất đặc thù tạo giá trị, năng suất cao.

Hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hạn chế, đẩy lùi các mặt yếu, tồn tại của đội ngũ nhân lực hiện nay. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ, đào tạo tay nghề, kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…;

Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo để tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, khoa học công nghệ mới. Tổ chức tuyển dụng lao động đã được đào tạo, gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động ở các địa phương bị thu hồi đất xây dựng các khu cụm công nghiệp.

*Tập trung giải quyết tốt các mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động.

Để giải quyết vấn đề này cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kiện làm việc cho các trung tâm dịch vụ việc làm đóng trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, phấn đấu

đưa các trung tâm giới thiệu dịch vụ việc làm là cầu nối giữa cơ sở đào tạo, người lao động và ngành sử dụng lao động.

* Phát triển các cơ sở đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nhân lực.

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo và đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề có vai trò quan trọng, quyết định nhất tới số lượng và chất lượng đào tạo nguôn lực; đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng đội ngũ giáo viên giáo dục- đào tạo và dạy nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có kế hoạch bổ sung giáo viên cho một số ngành nghề mới. Các trường, các trung tâm dạy nghề cần phải đảm bảo giáo viên dạy nghề cơ hữu chiếm tỷ trọng lớn từ 60 % trở lên. Phát triển đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn: Tuyển dụng chính thức vào biên chế, hợp đồng dài hạn (ưu tiên tuyển dụng các chuyên gia, kỹ sư giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân). Hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng thỉnh giảng từ các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, các cơ sở sản xuất…

Đổi mới mục tiêu nội dung chương trình gắn đào tạo với sử dụng, khai thác tốt năng lực đào tạo của các trường Trung ương trên địa bàn. Đổi mới, hiện đại hoá chương trình, nội dung đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thực hành, năng lực tự làm việc, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất.

Từng bước tổ chức đào tạo nghề theo mô đun do Tổng cục Dạy nghề đã xây dựng để tạo thuận lợi cho người học, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy và học để phát huy năng lực của giáo viên, tăng cường tính chủ động và tích cực của học sinh. áp dụng công nghệ thông tin trong giảng daỵ và học tập;

Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với cơ sở vật chất để tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất;

Tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho một số nghề như: Thủ công mỹ nghệ, Điện tử, Điện lạnh… Chỉ đạo các trường xây dựng chương trình

môn học chi tiết, hoàn thiện cơ bản giáo trình các môn học phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở và nhu cầu của thị trường lao động. Có chính sách, cơ chế đặc thù đào tạo tài năng nghệ thuật, năng khiếu thể thao; đào tạo giáo viên dạy nhạc, họa, thể dục ở các trường phổ thông. Chú trọng phát triển đào tạo các nghề phục vụ phát triển công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn theo nhu cầu của DN và xã hội.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo phát triểnnguồn nhân lực. nguồn nhân lực.

Trong những năm tới việc chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải được thực hiện dựa trên việc tăng năng suất lao động. Do vậy, các chính sách về tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách về giáo dục, đào tạo phải được chú trọng hơn và hiệu quả hơn.

* Một là: Cơ chế chính sách về đào tạo và sử dụng nhân lực.

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và cơ chế quản lý: Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, quy định chế độ tài chính và trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và áp dụng cơ chế doanh nghiệp đối với các cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế lợi nhuận. Quy định điều kiện, thủ tục chuyển từ loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập, thủ tục cổ phần hoá các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước.

Thực hiện đơn giản các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện đăng ký hoạt động và thực hiện cơ chế hậu kiểm. Xây dựng và ban hành các chuẩn đánh giá chất lượng; hệ thống kiểm tra, đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ nghề.

Hỗ trợ, tạo điều kiện để các trường dạy nghề và đào tạo nhân lực được hưởng ưu đãi, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư giáo dục và đào tạo theo quy định chung, hỗ trợ đào tạo giáo viên, kết nối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để các trường có các hợp đồng đào tạo;

Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, trung tâm dạy nghề; liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm; Xây dựng các mô hình và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và

cơ sở đào tạo để nghề nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo. Phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội; khuyến khích phát triển dạy nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục - dạy nghề trong một số doanh nghiệp lớn.

Các trường trung cấp và cao đẳng nghề phải công bố chuẩn đầu ra, chỉ rõ sau khi tốt nghiệp người học có tri thức, kỹ năng gì, làm việc ở các vị trí nào, có thể học tập tiếp tục liên thông như thế nào. Từ đó, khuyến cáo việc trả lương cho người tốt nghiệp trong tương quan với các trình độ đào tạo, ngành nghề khác;

* Hai là: Chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề cônglập sang cơ chế cung ứng dịch vụ. lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ.

Xây dựng quy chế chuyển các cơ sở dạy nghề công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ), có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chưc và quản lý, thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi.

Các trường dạy nghề kể cả của doanh nghiệp, thực hiện chức năng đào tạo theo nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp, đáp ứng đặt hàng đào tạo của doanh nghiệp qua phương thức hợp đồng đào tạo giữa công ty, doanh nghiệp và trường về số lượng và chất lượng nhân lực được đào tạo.

Các trường cần phải công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, các nguồn lực để thực hiện việc bảo đảm chất lượng đào tạo; chịu sự giám sát của Nhà nước trên cơ sở tiêu chuẩn để mở trường do Nhà nước quy định; công bố đánh giá chất lượng đã được các tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ba là: Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước dành cho dạynghề. nghề.

Nghiên cứu xây dựng và từng bước thực hiện chính sách đấu thầu chỉ tiêu đào tạo do nhà nước đặt hàng; khuyến khích các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có đủ điều kiện, được bình đẳng tham gia đấu thầu. Xây dựng cơ chế Nhà nước hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các cơ sở dạy nghề công lập chuyển

sang cơ sở dạy nghề ngoài công lập, hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập trong dạy nghề (đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; đặt hàng đào tạo); các cơ sở dạy nghề thực hiện chương trình dạy nghề chất lượng cao được thu học phí sát với thị trường để trang trải chi phí đào tạo; nhà nước có chính sách để hỗ trợ cho những đối tượng đặc thù, đối tượng chính sách xã hội khi tham gia các chương trình đào tạo phù hợp.

* Bốn là: Chính sách huy động vốn, tín dụng và thuế.

Trên cơ sở đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ phía người sử dụng lao động thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ học nghề do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp.

Ban hành quy định về việc các cơ sở dạy nghề công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất và việc huy động vốn của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Xây dựng chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tập thể tham gia xã hội hoá; chính sách ưu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước; có chính sách ưu đãi thuế đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, nhất là với các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt sống ở trong nước cũng như ở nước ngoài đầu tư mở trường dạy nghề tại Bắc Giang.

* Năm là: Về chính sách đất đai.

Các huyện, thành phố trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quy hoạch phát triển dạy nghề phải có kế hoạch bố trí và ưu tiên tạo điều kiện về đất đai để xây dựng các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập trên địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ sở dạy nghề và yêu cầu phát triển của địa phương.

Rà soát quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh có đủ quỹ đất để xây dựng trường lớp, phòng học cho giáo dục các cấp, đặc biệt là giáo dục mầm non, những nôi xây

dựng mới phải quy hoạch quỹ đất để xây dựng đủ chỗ học cho trẻ độ tuổi từ 3-5 tuổi.

Thực hiện miễn tiền sử dụng đất, thuê đất cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Công khai hoá, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất.

* Sáu là: Chính sách nhân lực.

Chính sách phát triển nhân lực phải chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo đội ngũ lao động, nhân lực có chất lượng, trình độ cao đáp ứng yều cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Quan tâm đến đào tạo nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động.

Thực hiện tốt chế độ tuyển dụng, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, khuyến khích tạo động lực cho cán bộ công chức vươn lên hoàn thành mọi chức trách, nhiệm vụ được giao. Từng bước hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức, quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi và kỷ luật của công chức hành chính. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cao

Thực hiện chính sách bình đẳng về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ cơ sở dạy nghề công lập sang cơ sở dạy nghề ngoài công lập và ngược lại. Từng bước xoá bỏ khái niệm biên chế trong các cơ sở dạy nghề công lập, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động dài hạn.

Ban hành chính sách đối với cán bộ, giáo viên và cán bộ viên chức nhà nước tham gia hành nghề trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; quy định trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập bảo đảm chất lượng và số lượng cán bộ, giáo viên cơ hữu, cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm phù hợp với quy mô và ngành nghề đào tạo, đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức.

* Bẩy là: Cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài và chuyên gia trìnhđộ cao. độ cao.

Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ giáo viên, nhanh chóng tiến tới thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng các giáo viên và các viên chức khác; Có chính sách khuyến

khích để thu hút các học sinh giỏi về làm việc tại tỉnh, giảng dạy làm việc tại các trường;

Thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, từ mô hình đào tạo tới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng sư phạm. Đào tạo sư phạm nghề cho số sinh viên đã tốt nghiệp các trường này nhằm cung cấp đủ giáo viên cho các cơ sở giáo dục nghề

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Giang (Trang 93 - 100)