Bản chất giai cấp

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 28 - 30)

Nhiều nhà xã hội học tư sản khi quan sát trên bề mặt của xã hội thấy những hiện tượng khác nhau vềđịa vị xã hội, về tài sản thì lấy đó làm tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau về giai cấp nhưng họ chưa chỉ ra được nguồn gốc của những sự khác nhau đó.

b/Định nghĩa giai cấp của V.I. Lênin:

“Người ta gọi giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau vềđịa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về

quan hệ của họđối với những tư liệu sản xuất (thường thường những quan hệ

này được pháp luật quy định và thừa nhận), khác nhau về vai trò của họ trong tổ

chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về

phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họđược hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ

các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chếđộ kinh tế xã hội nhất định”. Phân tích định nghĩa:

Định nghĩa giai cấp của Lênin cho thấy có 4 đặc trưng cơ bản để phân biệt sự

khác nhau của các giai cấp:

Đặc trưng thứ nhất: Các giai cấp có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định:

Không phải bất kỳ hệ thống sản xuất nào cũng sinh ra giai cấp. Sự tồn tại của giai cấp gắn liền với những giai đoạn nhất định của sự phát triển sản xuất vật chất. Chỉ có phương thức sản xuất nào dựa trên sự chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất mới có đối lập nhau về quyền lợi cơ bản giữa các tập đòan người và từđó họ cũng có địa vịđối lập nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất

định - giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Đặc trưng thứ hai: Các giai cấp có mối quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất của xã hội.

Địa vị khác nhau của các giai cấp trong một hệ thống sản xuất nhất định chủ

yếu và trước hết là do quan hệ khác nhau của các giai cấp ấy đối với tư liệu sản xuất xã hội.

Giai cấp nào chiếm hữu tuyệt đại bộ phận tư liệu sản xuất hoặc những tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền sản xuất xã hội thì trở thành giai cấp thống trị ; ngược lại, những tập đoàn người lao động nhưng không nắm tư liệu sản xuất trở thành giai cấp bị thống trị. Quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất là đặc trưng quan trọng nhất để phân chia giai cấp trong xã hội.

Đặc trưng thứ ba: Các giai cấp có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội

Giai cấp thống trị chiếm tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó nắm quyền lực về quản lý sản xuất và quản lý xã hội.

Đặc trưng thứ tư: Các giai cấp có phương thức hưởng thụ và quy mô thu nhập khác nhau đối với của cải xã hội

Giai cấp thống trị chiếm tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó chiếm phần lớn của cải xã hội, họ chiếm đoạt lao động của giai cấp bị thống trị

và phương thức huởng thụ của họ là hưởng thụ theo nhu cầu. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa giai cấp của Lênin :

+ Giúp giai cấp công nhân và nhân dân lao động hiểu đúng về bản chất giai cấp,

định nghĩa này là vũ khí sắc bén chống lại mọi quan niệm sai lầm về giai cấp. Muốn hiểu một giai cấp cụ thể, phải đặt nó trong một phương thức sản xuất cụ

thể và phải xem xét nó trong quan hệ với giai cấp khác trong cùng một hệ thống sản xuất vật chất.

+ Vạch cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động con đường đấu tranh để

tự giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, xây dựng xã hội không có giai cấp + Hiểu được kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp và xác định đúng lực lượng cách mạng trong xã hội.

2. Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của giai cấp: a/Quan điểm của một số nhà xã hội học tư sản :

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)