- Giai đoạn 3– Thế kỉ XX: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều phát triển nhanh chóng; xuất hiện nhiều khoa học liên ngành; khoa học kết hợp với kĩ
a/ Loại thứ 1: Chủ nghĩa duy khoa học (còn gọi là chủ nghĩa kỹ trị, chủ nghĩa duy lý) Đặt triết học và khoa học cụ thể ngang nhau, phủ nhận ý nghĩa thế giớ
quan của triết học.
Xu hướng này nhấn mạnh lấy khoa học tự nhiên thực nghiệm làm nền tảng và triết học trở thành phương pháp luận và nhận thức luận của khoa học tự nhiên. Chủ trương triết học nên giới hạn trong mô tả sự thật kinh nghiệm, có mục tiêu giành lấy kết quả thực tế. Họ muốn xây dựng một thứ triết học loại bỏ siêu hình tư biện, theo đuổi sự tin cậy và xác thực của kiến thức thực nghiệm hình thành chủ nghĩa thực chứng. Bao gồm :
Chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa Makhơ, các trường phái triết học phân tích, các trường phái triết học khoa học đương đại, chủ nghĩa thực dụng Mỹ, chủ
nghĩa cấu trúc Pháp, ...
Phần lớn chúng có quan hệ chặt chẽ với những khoa học cụ thểđặc biệt là khoa học tự nhiên. Chúng đề cao, tôn trọng và tin tưởng khoa học. Song phần lớn chúng núp dưới khẩu hiệu chống "siêu hình" bác bỏ việc nghiên cứu quan
hệ giữa vật chất và ý thức ; muốn vượt ra ngoài sựđối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
b/Loại thứ 2 : Chủ nghĩa nhân bản ( còn gọi là chủ nghĩa phi lý, chống kỷ trị) :
đối lập triết học với khoa học, cho rằng điểm xuất phát của triết học là cuộc sống phi lý tính, là bản năng, ý chí và tình cảm của con người.
Trọng tâm triết học tư sản phương Tây hiện đại chuyển từ mô hình triết học truyền thống lấy nhận thức làm hạt nhân, nghiên cứu giới tự nhiên bên ngoài, chuyển sang nhấn mạnh việc nghiên cứu kết cấu nội tâm của bản thân con người. Chuyển từ sự nghiên cứu tách rời giữa chủ thể và khách thể, quan hệ tư
duy và tồn tại sang nghiên cứu kết cấu nội tâm của bản thân chủ thể.
Họđã phá bỏ cái khái niệm lý tính phổ biến để khôi phục và bảo vệ sự tồn tại chân chất của con người, phát hiện và phát huy sức sống và tính sáng tạo nội tại của con người hình thành trào lưu tư tưởng nhân bản hoặc là trào lưu tư
tưởng chủ nghĩa phi lý tính. Bao gồm : Chủ nghĩa duy ý chí Shopenhauer, Nietzche,Triết học đời sống ởĐức, Pháp,Chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Freud, nhân học triết học,…
Các trường phái này khẳng định triết học có ý nghĩa thế giới quan nhưng họ
muốn thoát ra khỏi sựđối lập giữa duy vật và duy tâm, chống lại việc tách riêng chủ thể và khách thể.