Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 47 - 49)

- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội nhưng không có nghĩa là ý thức xã hội phản ánh một cách thụđộng tồn tại xã hội mà ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong quá trình phát triển của nó.

- Biểu hiện tính tương đối của ý thức xã hội.:

2a/ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.

- Tồn tại xã hội đã biến đổi rồi, sau đó ý thức xã hội biến đổi, thời gian sau đó có thể ngắn, có thể rất lâu dài.

- Nguyên nhân của sự lạc hậu :

+ Do ý thức xã hội là cái phản ánh, có sau cái được phản ánh. + Do sức mạnh của thói quen (đặc biệt trong tâm lý xã hội)

+ Các lực lượng xã hội bảo thủ tìm cách duy trì tư tưởng cũ, ngăn chặn tư

tưởng mới.

2b/ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn xã hội.

- Tư tưởng khoa học thường có tính vượt trước. Tính vượt trước của ý thức xã hội thể hiện ở chỗ ý thức xã hội phản ánh đúng đắn qui luật khách quan, trên cơ

sởđó nêu lên những dựđoán khoa học về sự phát triển của tồn tại xã hội và vạch ra những phương hướng lớn cho hoạt động thực tiễn.

- Tư tưởng vượt trước không có nghĩa là tư tưởng đó là sự sáng tạo riêng của những đầu óc thiên tài mà vấn đề là nó phản ánh bản chất của tồn tại xã hội, vạch ra quy luật vận động phát triển của tồn tại xã hội từđó mới có thể dự kiến

đúng tương lai.

2c Ý thức xã hội có t ính kế thừa:

- Ý thức xã hội còn được kế thừa ý thức tư tưởng của thế hệ trước, của các giai

đoạn trước. Thực tế lịch sử cho thấy một số nước có trình độ phát triển kinh tế

còn thấp nhưng về ý thức xã hội ở trình độ cao nhờ biết kế thừa những tinh hoa của tư tưởng xã hội trước.

[Lý giải về tính kế thừa của ý thức xã hội : kế thừa là qui luật phát triển khách quan của lịch sử, kế thừa là nội dung cơ bản của phủđịnh biện chứng .Ý thức xã hội cũng nối tiếp cái cũ, phát triển cái mới.]

- Sự kế thừa của ý thức tư tưởng có thể diễn ra theo các phương thức khác nhau. Có thể diễn ra một cách tự phát không lựa chọn trong đời sống hàng ngày, có thể kế thừa cả mặt tích cực và tiêu cực. Sự kế thừa có thể diễn ra một cách tự giác có lựa chọn theo lợi ích giai cấp hay lực lượng xã hội nhất định. Trong trường hợp đó, giai cấp hay lực lượng tiến bộ, cách mạng sẽ kế thừa mặc tích cực, tiến bộ. Ngược lại giai cấp hay lực lượng xã hội lạc hậu sẽ kế

thừa mặt tiêu cực, lạc hậu.

* Liên hệ thực tiễn : Xây dựng văn hóa XHCN phải kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp trước đó, nền văn hóa nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan Macxit.

2d/ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội.

- Mỗi hình thái ý thức xã hội có đặc điểm riêng nhưng xét cho cùng chúng đều phản ánh tồn tại xã hội. Đồng thời các hình thái ý thức xã hội có tác động qua lại nhau, xâm nhập lẫn nhau .

- Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những giai đoạn lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh mẽđến các hình thái khác.

+ Trong xã hội có giai cấp, hình thái ý thức chính trị thường đóng vai trò quyết

định các hình thái ý thức xã hội khác.

(Tư tưởng chính trị chi phối đạo đức: nghĩa vụđạo đức của người dân là trung thành với tổ quốc của mình. Nhưng tư tưởng chính trị bao giờ cũng là tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định cho nên đạo đức cũng có tính giai cấp. Đạo

đức của giai cấp vô sản là yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội.) +Trong thời kỳ Trung cổ, tôn giáo thống trịđời sống tinh thần của xã hội. +Triết học ảnh hưởng đến mọi hình thái khác vì nó là hạt nhân của thế giới quan

2e/ ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.

- Những tư tưởng đối lập với CNML thường xuyên tạc rằng CNML chỉ biết có một nhân tố duy nhất là kinh tế và phủ nhận vai trò của ý thức xã hội. Sự thật là CNML nói chung hay triết học Mac-Lênin nói riêng không xem nhẹ vai trò của ý thức xã hội. Triết học Mac-Lênin thừa nhận ý thức xã hội có vai trò to lớn, nó tác

động trở lại đối với sự phát triển của tồn tại xã hội.

- Sự tác động này thể hiện ở chỗ ý thức xã hội chi phối hoạt động thực tiễn của con người và thông qua hoạt động đó ý thức xã hội tác động đến tồn tại xã hội. - Hiệu quả của sự tác động của tư tưởng xã hội phụ thuộc vào những điều kiện sau :

Thứ 1- Trình độ phù hợp của tư tưởng đó với hiện thực. Những tư tưởng tiến bộ có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại những tư tưởng lạc hậu, sai lầm, phản động làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Thứ 2- Mức độ truyền bá tư tưởng đó trong quần chúng.

CMac, Ănghen viết: Lý luận sẽ trở thành sức mạnh vật chất khi nó được xâm nhập vào quần chúng.

V.I.Lênin: Không có chủ nghĩa Mac, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân không thể trở thành một cuộc đấu tranh tự giác được.

Ngày nay, hệ tư tưởng xã hội của giai cấp phong kiến, tư sản về căn bản đã lạc hậu, phải bị bỏ qua. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, phản ánh xu thế

khách quan của lịch sử một cách đúng đắn nên nó có vai trò tích cực trong phát triển xã hội. V.ILênin: "không có lí luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng".

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)