Bản chất xã hội của con người:

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 57 - 58)

- Giai đoạn 3– Thế kỉ XX: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều phát triển nhanh chóng; xuất hiện nhiều khoa học liên ngành; khoa học kết hợp với kĩ

b. Bản chất xã hội của con người:

- Con người có bản tính xã hội vì con người khác về chất với động vật ở nhiều

điểm, trong đó sự khác nhau cơ bản nhất là con người có lao động sản xuất, con người có hoạt động thực tiễn còn con vật thì không. Bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. Hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm con người khác con vật. Con người có lao động và giao tiếp xã hội. Từđó con người có ngôn ngữ, có ý thức và sáng tạo ra văn hóa

- Ở con người bản năng sinh vật hòa nhập với tiến bộ xã hội làm cho tính sinh vật trở nên tính người. Bằng lao động sáng tạo, con người vượt lên trên khỏi loài động vật cả về quan hệ xã hội và quan hệ sinh học. Văn hóa làm cho con người khác về chất với con vật.

- Bản chất xã hội của con người không phải được hình thành một lần là xong mà nó cũng biến đổi và không ngừng được hoàn thiện trong quá trình con

người lao động cải biến tự nhiên và xã hội. Qua đó, con người cũng cải tạo bản thân mình.

Do vậy bản chất con người là bản chất xã hội trên nền tảng sinh học. Mac viết : "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội".

Quan niệm đúng đắn của triết học Mác về bản chất con người đã chống lại quan niệm thần thánh hóa con người của chủ nghĩa duy tâm, khắc phục quan niệm siêu hình coi con người chỉ thấy mặt tự nhiên mà không thấy mặt xã hội. Nhưng phải thấy rằng bản chất xã hội là cái chung nhất, sâu sắc nhất quyết định sự

vận động và phát triển của con người, chứ không phải là cái duy nhất. Nếu tuyệt

đối hoá mặt xã hội mà xem nhẹ mặt sinh học của con người cũng là sai lầm.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)