- Chức năng thống trị về chính trị của giai cấp nói lên rằng bất kỳ Nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp để trấn áp các giai cấp khác nhằm bảo vệ sự thống trị
của giai cấp thống trị.
- Chức năng xã hội của Nhà nước : Bất kỳ nhà nước nào cũng phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, phải lo tới một số
công việc chung của toàn xã hội, phải thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng
đồng dân cư thuộc quyền quản lý của nhà nước.
Hai chức năng đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chức năng thống trị
về chính trị quy định chức năng xã hội.
Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, để giữ nhà nước trong tay giai cấp mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội để quản lý những công việc chung. Việc quản lý có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ
tạo ra điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan
điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, điều kiện để nhà nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều đó được Ph .Ăngghen giải thích rõ ràng: nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ
trong chừng mực nó là nhà nước của giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng.
Như vậy, chức năng thống trị giai cấp giữ một vị trí chi phối phương thức và mức độ thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. Ph. Angghen viết : “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị, và sự thống trị chính trị
cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”. Khi xã hội không còn giai cấp thì những nội dung thuộc chức năng xã hội sẽ do xã hội tựđảm nhiệm; khi đó, chếđộ tự quản của nhân dân được xác lập.