Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hộ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 42 - 43)

thời; thiết lập một chếđộ chính trị tiến bộ hơn.

* Chú ý phân biệt “cách mạng xã hội” với “cải cách xã hội”.

b. Nguyên nhân của cách mạng xã hội.

- Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ, quan hệ sản xuất lỗi thời đã trở thành lực cản

đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Trong xã hội có giai cấp :

Nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất là người lao động. Trong xã hội có giai cấp, lực lượng xã hội đại diện cho quan hệ sản xuất thống trị là giai cấp thống trị. Do đó, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với người lao

động. Giai cấp thống trị khi đã lỗi thời luôn sử dụng mọi công cụ bạo lực của nhà nước đểđàn áp cuộc đấu tranh của giai cấp bị bóc lột nhằm duy trì quan hệ

sản xuất cũ. Quy luật khách quan của lịch sử yêu cầu phải xoá quan hệ sản xuất cũđể giải phóng lực lượng sản xuất. Do vậy, đấu tranh giai cấp phải phát triển đến đỉnh cao thành cách mạng xã hội, lật đổ nhà nước của giai cấp thống trị lỗi thời, giành chính quyền về tay giai cấp cách mạng

c. Vai trò của cách mạng xã hội: là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hộ cũ lên hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn. tế-xã hộ cũ lên hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn.

d. Tính chất của cách mạng xã hội: được xác định bởi nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn xã hội (chuyển từ hình thái kinh tế xã hội nào lên hình thái kinh tế xã hội nào).

2. Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội mạng xã hội

a. Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là những hoàn cảnh nhất định

đã xuất hiện và đang tồn tại độc lập với ý thức của bất kỳ một lực lượng xã hội nào.

Trong xã hội có giai cấp, những điều kiện khách quan cần thiết cho cách mạng xã hội đã chín muồi tạo thành tình thế cách mạng.

Tình thế cách mạng là sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển đến đỉnh cao của mâu thuẫn giai cấp dẫn tới những đảo lộn sâu sắc trong nền tảng kinh tế - xã hội của nhà nước đương thời, khiến cho việc lật đổ thể chế chính trị cũ thay bằng thể chế chính trị mới tiến bộ hơn trở thành một tất yếu không thểđảo ngược. Với ý nghĩa như vậy,

tình thế cách mạng là một trạng thái đặc biệt của điều kiện khách quan cho phép nổ ra cách mạng xã hội.

b. Sự chín muồi của nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội biểu hiện ở trình

độ cao của tính tổ chức, ở mức độ quyết tâm tới đỉnh điểm của giai cấp cách mạng trong việc sẵn sàng đứng lên tiến hành những hoạt động cách mạng mạnh mẽ nhất, kiên quyết nhất để lật đổ chính quyền đương thời, xác lập chính quyền cách mạng.

c. Biện chứng của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan:

-Cách mạng xã hội chỉ nổ ra khi hội đủ cả hai nhân tố khách quan và chủ quan. Nếu chưa có những điều kiện khách quan cho một cuộc cách mạng thì không có một nỗ lực chủ quan nào của người cách mạng có thểđưa đến những cuộc cải biến căn bản xã hội đương thời. Nhưng một khi điều kiện khách quan cho cuộc cách mạng đã chín muồi thì vận mệnh của một cuộc cách mạng lại hoàn toàn (hoặc gần như hoàn toàn) tuỳ thuộc vào nhân tố chủ quan .

-Song, điều kiện khách quan của một cuộc cách mạng không phải bao giờ cũng

được hình thành một cách tự phát, đại đa số trường hợp chúng là kết quả nỗ

lực của nhân tố chủ quan. Do vậy chỉ trông chờ vào tính tự phát, không chú ý

đến việc tập hợp lực lượng cách mạng, không chịu chuẩn bị và tập hợp lực lượng chiến đấu… có nghĩa là giết chết cách mạng.

V.I. Lênin đã chỉ rõ : Người Macxít chân chính phải biết kết hợp “tính sáng suốt khoa học hoàn toàn trong việc phân tích tình hình khách quan với việc thừa nhận một cách hết sức dứt khoát tác dụng của nghị lực cách mạng, tính sáng tạo cách mạng và tính chủđộng cách mạng của quần chúng và dĩ nhiên là cả

của những cá nhân, những tập đoàn, những tổ chức và những chính đảng biết phát hiện ra và thực hiện được sự liên hệ với những giai cấp này hoặc giai cấp khác”

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 42 - 43)