- Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ: Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô, tồn tại với hình thức chính thể phổ biến là quân chủ.
- Kiểu nhà nước phong kiến: Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến, tồn tại với hình thức chính thể quân chủ nhưng rất đa dạng. Đó là quân chủ tập quyền (hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật, quyền lực của nhà nước dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu. Ở phương Đông hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến) và quân chủ phân quyền (quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến).
- Kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa: Đây là nhà nước của giai cấp tư sản, tồn tại với các hình thức cộng hòa nghị viện, cộng hòa tổng thống, quân chủ lập hiến. - Nhà nước vô sản (Nhà nước XHCN)
+ Đây là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tồn tại với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ.
+ Tính tất yếu của sự tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa tồn tại trong thời kỳ quá độ lên xã hội không có giai cấp là tất yếu khách quan để bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Bản chất.
. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là một bộ máy thống trị của giai cấp. Nhưng khác về chất với các nhà nước của giai cấp thống trị khác trong lịch sử vì lợi ích của giai cấp vô sản và lợi ích của nhân dân lao động cơ bản nhất trí với nhau. Nhân dân lao động sáng lập nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ
nghĩa chỉ có thể chứng minh sự tồn tại hợp lý của mình bằng cách lấy sự nghiệp phục vụ lợi ích của nhân dân lao động là mục đích tối cao và duy nhất.
+ Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa :
. Đối nội : Nhiệm vụ cơ bản hàng đầu của nhà nước XHCN là kiến tạo xã hội mới, quản lý sản xuất, xây dựng nền văn hoá mới, phát triển giáo dục, bảo đảm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Chức năng bạo lực, trấn áp chỉ là thứ yếu.
. Đối ngoại : tăng cường phòng thủ, bảo vệđất nước, quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chếđộ chính trị, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và cùng có lợi.
* Bản chất Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Theo Hiến Pháp 1992, Nước CHXHCN Việt Nam)
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức ( Điều 2 ). Nhà nước bảo đảm không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện (Điều 3).
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò quan trọng trong hệ
thống chính trị : Đảng lãnh đạo, nhà nước tổ chức quản lý, nhân dân làm chủ
(Điều 3).
Trong thực tiễn : (Liên hệ với Nghị quyết TƯ5, Khóa 9 vềđổi mới hệ thống chính trị cơ sở ).
Đổi mới hệ thống chính trị có những nội dung cơ bản: xây dựng và hòan thiện hệ thống luật pháp; phân định rõ chức năng giữa Đảng và nhà nước. Đổi mới hệ thống chính trị phải khắc phục tình trạng hành chính hoá các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị với mục tiêu dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội.
Đổi mới hệ thống chính trị nước ta vững chắc khi dựa trên sựđổi mới kinh tế.
Đổi mới phương thức hoạt động của nhà nước nghĩa là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện tốt chức năng nhà nước pháp quyền của dân.