Giai cấp quan hệ với dân tộc:

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 34 - 35)

Giai cấp nào lãnh đạo dân tộc thì giai cấp ấy quyết định tính chất, xu hướng phát triển của dân tộc và qui định bản chất xã hội của dân tộc, quy định tính chất của mối quan hệ với các dân tộc.

Kết cấu giai cấp trong hệ thống sản xuất-xã hội nhất định quy định tính chất của dân tộc. Tính chất dân tộc có tiến bộ hay không phụ thuộc vào vai trò của giai cấp lãnh đạo dân tộc là giai cấp cách mạng hay đã trở thành giai cấp bảo thủ. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, còn áp bức giai cấp thì còn áp bức dân tộc. Ý nghĩa phương pháp luận : Muốn thực sự giải phóng dân tộc thì phải gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp (không đấu tranh xoá áp bức giai cấp thì không thể xoá được áp bức dân tộc). Muốn giải quyết tích cực vấn đề dân tộc phải dựa trên lập trường của giai cấp cách mạng , bởi vì giai cấp bóc lột không quan tâm hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích dân tộc một cách nửa vời. (Thực dân Pháp khi chiếm đóng miền Cao nguyên Việt Nam vẫn để những đồng bào ít người ởđây xử kiện theo phong tục tập quán của họ . Năm 1947 cao uỷ Pháp tại Đông Dương ký nghịđịnh thành lập toà án phong tục để xét xử dân sự. Đến 1963, Ngô Đình Diệm xoá toà án phong tục đó và đề nghị xét xử theo luật pháp như người Kinh nhưng chỉđược một thời gian. Trước đó, thời nhà Nguyễn cai trị, họ không thực sự quan tâm đến phát triển dân tộc mà lại thực hiện phong cát cứ cho vùng Tây nguyên tự trị giống như một nước chư hầu. Nay, Đảng ta

thực hiện đòan kết và bình đẳng các dân tộc). Ngày nay, đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với đấu tranh giai cấp và cuộc cách mạng của giai cấp vô sản.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)