Hạn chế những bất cập trong việc điều hành chính sách và tăng cường

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất và tỷ giá tới giá cổ phiếu (Trang 70 - 71)

cường năng lực điều hành của các cơ quan chức năng

Hệ thống quản lý kinh tế của Việt Nam chưa tương thích với một nền kinh

tế hội nhập toàn cầu. Hiện nay, ba bộ và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm hoạch định chính sách vĩ mô là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch- Đầu tư (Bộ KHĐT), và

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Bộ KHĐT thuần túy làm công việc tổng hợp các kế hoạch đầu tư mà không lưu ý một cách thích đáng tới tình hình vĩ mô chung của nền kinh tế. Đối với BTC, mối bận

tâm lớn nhất là huy động và phân bổ vốn cho các dự án đã được phê duyệt và chỉ

kiểm soát được (một phần) các khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên, với rất nhiều

đang rất cao, có thể nói là BTC chưa kiểm soát tốt chính sách ngân sách. Về phía NHNN, cơ quan này không được phép quyết định lượng cung tiền và cung tín dụng như “thiên chức” vốn có của các NHTW trên thế giới mà chỉ có thể sử dụng

một số ít các công cụ (như tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các quyết định và chỉ thị có tính

hành chính) không thực sự hữu hiệu khi phải đối diện với nguy cơ lạm phát.

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan khiến TTCK năm 2007 và những ngày đầu tiên của năm 2008 lên xuống thất thường là sự bất hợp lý trong một số chính sách điều hành vĩ mô ví dụ như chỉ thị 03 của ngân hàng Nhà nước khống chế tỉ lệ cho vay đầu tư CK, hay thời điểm diễn ra các

cuộc phát hành CP ra công chúng lần đầu IPO của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn

của Nhà nước…

Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa các cơ quan chức năng như BTC, NHNN

trong việc quản lý và hoạch định các chính sách phát triển TTCK còn thiếu chặt

chẽ, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của TTCK. Những yếu kém này cần phải được khắc phục ngay để công tác quản lý và phát triển TTCK năm 2008 được tiến hành hợp lý và đồng bộ.

Các Bộ: Tài chính, Công thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban CK Nhà nước thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời những thông tin về tài chính, tiền tệ, CK và các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, phát

triển sản xuất của Chính phủ... để tạo kênh thông tin chính thức đến người dân,

góp phần định hướng dư luận; đồng thời, thực hiện việc giao ban hàng tuần về tình hình thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất và tỷ giá tới giá cổ phiếu (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)