hơn để tránh gây sốc cho thị trường.
Không nên áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc, mà cần
phải linh hoạt. Lạm phát tăng cao là do nhiều nguyên nhân, vì vậy việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác. Tình trạng lạm phát
hiện nay ở Việt Nam là hậu quả tổng hợp của một số hiện tượng kinh tế đặc thù đi
liền với sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa một số chính sách vĩ mô trong thời gian qua
Thắt chặt tiền tệ: Bao gồm hạn chế lưọng tiền trong lưu thông (M2) và hạn
chế mức tăng tín dụng. Đây là biện pháp thường được áp dụng khi xảy ra lạm phát
xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, mặc dù đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Việc NHNN áp dụng chính
sách này là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, thắt chặt quá mức sẽ hạn chế tăng trưởng (thông qua đó cũng là hạn chế nguồn cung) đồng thời làm tăng chi phí sản
xuất kinh doanh. Đến lượt nó, sẽ đẩy giá thành và giá bán hàng hoá và dịch vụ lên,
Vì vậy, theo ý chúng tôi, cần áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng
mềm dẻo hơn so với các biện pháp đang áp dụng hiện nay. Ví dụ mở rộng thời
gian mua trái phiếu theo từng đợt với hạn mức được chia nhỏ; quy định dự trữ bắt
buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng
thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng.
Như Trung Quốc chẳng hạn, để tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc từ 10% lên 15%, họ đã tiến hành trong một thời gian khá dài với mỗi lần chỉ tăng 1% (thậm chí là 0,5%). Với quy mô hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, việc tăng tỷ lệ dữ trữ
bắt buộc khoảng 5% trong thời gian hơn 1 tháng là gấp.
Ở Việt Nam, trong hơn chục năm qua, chưa bao giờ lãi suất huy động vượt
quá 10%. Khi lãi suất lên đến 12% có thể sẽ chạm tới ngưỡng tâm lý làm nhiều người hồi tưởng đến những sự kiện cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Mặt
khác, lãi suất huy động quá cao, hoạt động tín dụng có khả năng sẽ gặp vấn đề bởi
lãi suất cho vay cũng sẽ cao. Lúc này, chỉ có doanh nghiệp nào làm ăn với suất
sinh lợi cao mới có khả năng vay vốn. Trong kinh doanh, nơi nào đầu tư sinh lời
cao thì tiềm ẩn rủi ro cũng cao mà nó đồng nghĩa với nguy cơ vỡ nợ cao và vì thế, nguy cơ tạo ra nợ xấu cũng rất cao. Nợ xấu nhiều ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để bù đắp lại. Lúc này, các dự án rủi ro cao hơn mới có khả năng vay được,
những dự án có suất sinh lời vừa phải, nhưng an toàn thì bó tay.
Thêm vào đó, khó khăn chồng chất khó khắn đối với những ngành hàng có suất sinh lợi không cao nhưng tạo ra nhiều công ăn việc làm và kim ngạch xuất
khẩu như ngành dệt may chẳng hạn. Chi phí lãi vay tăng thêm năm ba phần trăm,
trong khi doanh thu lại giảm một vài phần trăm so tiền đồng tăng giá sẽ làm cho các doanh nghiệp kiểu này khó mà trụ nổi.
Không chừng với lãi suất cao như vậy, chỉ còn có những khoản vay kinh doanh BĐS hay những người có khả năng “lướt sóng” tốt trên TTCK với suất sinh
lời rất cao là chịu nổi.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn quá máy móc trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Thắt chặt tín dụng là
một trong các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng CPI, nhưng không nên thắt chặt tới
mức nhà đầu tư không thể vay được vốn để đầu tư vào TTCK, thị trường BĐS
cũng như vay vốn để đầu tư vào các dự án có hiệu quả. Nếu thắt chặt quá mức sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với việc cung cấp vốn cho đầu tư
CK, theo tôi, cần phải nghiên cứu để đưa ra mức giới hạn hợp lý, bảo đảm cho
việc đầu tư an toàn và tạo điều kiện cho TTCK phát triển.