Theo cách hiểu thông thuờng, “làm giá” là tạo ra mức cung – cầu giả trên thị truờng về một loại CP nào đó nhằm điều khiển giá cả của CP đó trên thị trường
theo huớng có lợi cho người làm giá.
Các “ đại gia” và các liên minh làm thế nào có thể tác động đến mức giá
CK trên thị truờng? Có thể thấy đuợc hai cách làm giá phổ biến trên TTCK Việt
Nam hiện nay.
+ Cách thứ nhất được coi là cách cổ điển, sử dụng ở giai đoạn đầu, khi
TTCK có dấu hiệu khởi sắc.
Khi muốn bán CP ở mức giá trần, nhà đầu tư đặt lệnh mua với khối lượng
lớn CP ở mức giá trần, sau đó hủy lệnh nhằm tạo ra một mức cầu ảo về loại CP đó. Các nhà đầu tư khác trên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư theo kiểu “mua
dựa” sẽ dễ dàng bị sập bẫy khi đặt lệnh mua với mức giá tương tự. Ngay lúc đó, nhà đầu tư làm giá sử dụng một tài khoản khác bán ra cũng chính loại CP đó.
Chiêu thức cũng đuợc sử dụng tuơng tự khi nhà đầu tư đó muốn mua một
CP ở mức giá sàn. Một lệnh bán CP ở mức già sàn với khối lượng lớn đuợc đưa ra
nhằm tạo cung giả cho thị trường, tạo tâm lý muốn bán ra cho các nhà đầu tư khác. Đồng thời ngay lúc đó, một lệnh mua với mức giá sàn cũng được đưa ra để mua đuợc CP của mức giá sàn.
Như đã nói ở trên cách thức này chỉ có thể áp dụng khi các TTCK còn ở thưở sơ khai, mới thành lập, hoạt động kiểm soát của các cơ quan quản lý còn yếu
kém. Hạn chế của nó là khi áp dụng rất dễ bị phát hiện vì đặt lệnh và hủy lệnh
trong cùng một phiên. Vì vậy, trong thời gian gần đây, sau khi VN-Index có cú rơi
tự do xuống mức 496 điểm và xoay quanh mức 500 điểm trong khoảng thời gian sau đó, thị trường lại có dấu hiệu của một cách làm giá mới.
+ Trong cách thức này, các nhà đầu tư lớn thu gom dần một lượng lớn CP
của các công ty nhỏ, vốn ít, tính thanh khoản thấp ở các phiên giảm điểm. Sau đó, ở các phiên phục hồi nhờ sự tiếp tay của các công ty CK bằng cách đưa vào hệ
cao, trong khi số dư bán lại bằng không. Khi thị truờng có dấu hiệu đảo chiều, các
CP này lại được đẩy ra ào ạt.
Đây là cách thức khó bị phát hiện vì UBCK NN chỉ tiến hành kiểm tra trên các giao dịch đã đuợc khớp, còn các lệnh giao dịch không được khớp thường đuợc
bỏ qua. Vì vậy các lệnh ảo được đưa vào hệ thống rất ít khi bị phát hiện.
Như vậy, giá cả giao dịch của các loại CK trên thị trường không đuợc xác định dựa trên giá trị thực của CP mà đuợc hình thành dựa trên ý muốn chủ quan
của một hoặc một vài nhà đầu tư lớn nào đó muốn thao túng. Để làm đuợc chiêu thức làm giá này, các “đại gia” CK, các liên minh làm giá phải sở hữu một lượng
lớn CP đủ sức chi phối thị trường hoặc mạnh về vốn cộng với sự tiếp tay của nhân
viên công ty CK.
Sỡ dĩ có hiện tượng “ làm giá”, đầu tư theo lối bầy đàn như hiện nay, một
phần cũng do cách điều hành quản lý của Bộ tài chính, Ủy ban chứng khóan Nhà nuớc đối với thị trường. Như vậy những chính sách, cơ chế của Nhà nuớc cũng
góp phần vào những biến động giá trên TTCK Việt Nam hiện nay.