Có một số hạn chế về mặt kỹ thuật đối với mô hình CAPM như mô hình này dựa trên ý tưởng danh mục thị trường là danh mục không chỉ có giá trị trung
bình/ phương sai hiệu quả mà còn là một danh mục được đầu tư hoàn toàn với tỷ
số của TSSL vượt trội mongđợi so với độ lệch chuẩn là lớn nhất
Beta âm R E(Ri ) 0 1,0 SM ) / ( 2 ,M M i Cov Beta
Bên cạnh đó mô hình CAPM yêu cầu nhà đầu tư trên thị trường đều biết
TSSL vượt trội mong đợi của mọi CP. Đây là yêu cầu không dễ dàng và vì vậy mô
hình CAPM không phù hợp với thực tiễn thị trường.
Với những khiếm khuyết trên thì các nhà khoa học kinh tế và các nhà đầu tư trên thị trường cần một mô hình thích hợp hơn. Vì thế, vào thập niên 1970 S.A
Ross đã triển khai mô hình APT( Arbitrage pricing theory) trong việc mua bán CK hàng hóa khối lượng lớn, ngoại tệ giữa các thị trường để hưởng chênh lệch giá.
Trong khi mô hình CAPM cho rằng hệ số beta là công cụ đo lường rủi ro
chủ yếu của CK thì theo APT, beta chỉ là điểm khởi đầu và TSSL của CK có liên hệ chặt chẽ với các biến đổi trong các nhân tố kinh tế vĩ mô. Vì vậy, để hiểu APT
ta cần phải nghiên cứu kỹ các mô hình nhân tố. Các mô hình nhân tố không chỉ
diễn tả mức độ ảnh hưởng của những thay đổi trong các nhân tố kinh tế vĩ mô đối
với TSSL của CK mà còn đưa ra các dự báo về TSSL mong đợi của việc đầu tư.
1.4.2.2 Các giả định của mô hình
+ Tỷ suất sinh lợi có thể được mô tả bằng một mô hình nhân tố + Không có các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá
+ Tồn tại một số lượng lớn các CK sao cho có thể thiết lập các danh mục đầu tư có khả năng đa dạng hóa rủi ro đặc thù của công ty của từng loại CP riêng lẻ
1.4.2.3 Nội dung của mô hình
Lý thuyết APT cho rằng TSSL của các CK là một hàm số tuyến tính của tập
hợp các yếu tố có khả năng xảy ra rủi ro đến TSSL của CK.
Ri = αi +βi1F1 + βi2F2 + βi3F3 +... + βikFk + εi
αi: tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
Fk: nhân tố Fk (hay còn gọi là nhân tố phổ biến) βi: mức độ nhạy cảm của CK i đối với nhân tố F
CAPM được phát triển trong đầu thập kỷ 60. Thay thế cho CAPM, lý
thuyết kinh doanh chênh lệch giá đã được phát triển trong thời gian gần đây. Vì mục đích của nhà đầu tư, những khác nhau giữa 2 mô hình xuất phát từ cách xử lý
của APT đối với sự phụ thuộc giữa TSSL của các CK. APT cho rằng TSSL của
CK được tạo bởi một số các nhân tố của toàn ngành và toàn thị trường. Mối tương
quan giữa một cặp CK xảy ra khi 2 CK này bị ảnh hưởng bởi cùng một hay nhiều
nhân tố
Cả APT và CAPM hàm ý mối quan hệ thuận chiều giữa TSSL kỳ vọng và rủi ro. Tuy nhiên, APT cho phép mối quan hệ này được phát triển theo một cách
thức trực quan riêng biệt. Ngoài ra, APT nhìn nhận rủi ro một cách khái quát chứ
không thuần túy là độ lệch chuẩn hay beta của CK tương ứng với danh mục thị trường.
APT là một mô hình của TSSL mong đợi, việc ứng dụng mô hình này là một nghệ thuật do mô hình này mang tính chất tùy hứng của mỗi cá nhân. Những
nỗ lực ứng dụng khác nhau của mỗi cá nhân sẽ dẫn đến các hình thức khác nhau.
Tính linh hoạt của APT làm cho mô hình này không thích hợp đối với TSSL thuần
nhất, nó thích hợp đối với một nhà quản trị năng động, nếu các nhà quản trị năng động có thông tin như nhau thì APT không còn giá trị.