Các lý do khiến mô hình CAPM không đúng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất và tỷ giá tới giá cổ phiếu (Trang 34 - 35)

Mô hình CAPM được thiết lập dựa trên nền tảng nhiều giả định rất nghiêm ngặt. Do đó, trong thực tế CAPM có rất ít hiệu quả và nhất là đối với một thị trường mới so với thế giới như Việt Nam. Các lý do khiến cho kết quả kiểm định

của mô hình không đúng là:

+ Mô hình CAPM dựa trên 2 ý tưởng, thứ nhất là ý tưởng về danh mục thị trường M và thứ 2 là khái niệm về beta. Danh mục thị trường mà chúng ta chọn

(chỉ số VN-Index) có lẽ là “ danh mục thị trường” không hiệu quả. Một danh mục

thị trường phải là danh mục bao gồm rất nhiều sự kết hợp các tài sản có rủi ro khác như: bất động sản, xe cộ…nên danh mục thị trường của chúng ta không đủ bao quát để đại diện cho cả một thị trường. Điều này cũng hợp lý vì TTCK ở Việt Nam

vừa mới hình thành, vẫn còn non yếu.

+ Về phần beta, có rất nhiều quy trình để dự báo beta nhưng thông thường

là sử dụng các dữ liệu trong quá khứ. Thị trường Việt Nam ra đời chưa đầy 10 năm, tuy số lượng CP tham gia vào thị trường ngày càng nhiều nhưng do TTCK

Việt Nam có những thời điểm quá nóng, có xảy ra hiện tượng giá ảo, nên TSSL không ổn định và chính xác

+ Không phải các nhà đầu tư đều có thông tin như nhau và kỳ vọng thuần

nhất liên quan đến giá trị TSSL, phương sai và hiệp phương sai của các CP. Điều

này là dễ hiểu trong thực tế, đặc biệt là đối với thị trường Việt Nam vì những nhà

đầu tư tham gia vào thị trường thường dựa vào những mối quan hệ, một lợi thế nào đó để có những thông tin không giống nhau, tạo nên những kỳ vọng khác nhau + Một giả định khác của CAPM cho rằng các nhà đầu tư nắm giữ danh mục CP đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó, những đòi hỏi về TSSL của nhà đầu tư bị tác động

chủ yếu bởi rủi ro hệ thống của từng CP chứ không phải rủi ro của tổng thể. Trong khi các nhà đầu tư ở Việt Nam, không phải ai cũng có kiến thức và nghiên cứu CP,

+ CAPM được xây dựng trong một thị trường không có chi phí môi giới

cho việc mua và bán CP. Điều này thực tế không xảy ra, vì ở Việt Nam các nhà

đầu tư vẫn phải chịu các loại chi phí giao dịch.

Với những lý do trên, mô hình CAPM đã không giải thích được TSSL của các CP. Như chúng ta biết, TSSL của CP không chỉ ảnh hưởng bởi nhân tố thị trường mà nó còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Ở phần sau, chúng ta sẽ

cùng tìm hiểu xem, giá của CP chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào. Từ những phân tích đó, chúng ta sẽ chọn lựa nhân tố để đưa vào mô hình APT.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất và tỷ giá tới giá cổ phiếu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)