2.4.1 Thuận lợi.
- Mặt hàng được nhà nước khuyến khích sử dụng.
- Cơ chế chính sách kinh doanh của Công ty ổn định, thông thoáng và kinh hoạt. - Thị trường rộng lớn, cơ chế vật chất đầy đủ và hiện đại.
2.4.2 Khó khăn.
- Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt do có quá nhiều đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng.
- Giá cả không linh hoặt vì giá đầu vào do Công ty cổ phần Gas Petrolimex quy định nên việc hạch toán giá bán gặp khó khăn
- Nguồn hàng hiện nay đang bấp bênh, phụ thuộc nhiều ở nguồn nội bộ, Công ty luôn ở tình trạng thiếu nguồn.
- Việc quảng cáo sản phẩm bị hạn chế do nguồn kinh phí nhà nước bị khống chế. 2.4.3 Định hướng tương lai.
Tầm nhìn, hoài bão của Công ty: sẽ trở thành doanh nghiệp cung ứng gas và dịch vụ hoàn hảo nhất khu vực phía Nam.
Hình 2.1: Định hướng hoạt động của Công ty TNHH Gas Petrolime Khách hàng của Công ty phải được hưởng những dịch vụ và chế độ hậu mãi tốt nhất, nhanh chóng tương xứng với hình ảnh thương hiệu của Công ty.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm cung ứng sản phẩm an toàn và tiện lợi hàng đầu trên thị trường.
- Lợi ích của doanh nghiệp, nhân viên và cộng đồng luôn hài hòa. Giá trị cho khách hàng:
Thỏa mãn về chất lượng, lợi ích. Quan hệ mật thiết và bền vững.
Giá trị cho xã hội: Quan tâm đến cộng đồng và sự phát triển của xã hội. Giá trị cho nhân viên:
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.
Chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực và kết quả công việc. Sự phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến.
Niềm tin tự hào là thành viên của Công ty. 2.5 Cơ cấu tổ chức.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến, nhằm đảm bảo nâng cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc lãnh đạo thống nhất, đồng thời phát huy khả năng chuyên môn của các phòng ban, giúp công tác quản lý được linh hoạt và thể hiện tính dân chủ trong việc ra quyết định.
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC 1 PHĨ GIÁM ĐỐC 2 P. TỔ CHỨC H. CHÍNH P.KD GAS DD- TM P.KD GAS C.NGHIỆP P.KẾ TỐN TÀI CHÍNH P.QUẢN LÝ KỸ THUẬT ĐỘI VẬN TẢI KHO GAS NHÀ BÈ CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC CÁC CỬA HÀNG TRỰC THUỘC
2.5.2 Nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận. 2.5.2.1 Ban giám đốc. 2.5.2.1 Ban giám đốc.
Giám đốc: Lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Hội đồng quản trị. Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động theo phân cấp của Công ty.
Phó giám đốc 1: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và trực tiếp điều hành các công việc về kỹ thuật như: Công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản; huấn luyện - đào tạo kỹ thuật thương mại, kỹ thuật phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường …
Phó giám đốc 2: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và trực tiếp điều hành các công việc nội bộ và kinh doanh như: Công tác tổ chức nhân viên, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động, tiền lương. Chỉ đạo phòng Tổ chức hành chính, kho gas Nhà Bè, các đơn vị trực thuộc. Công tác bán hàng, phát triển thị trường.
2.5.2.2 Các phong ban chuyên môn.
Phòng Tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc và thực hiện các công việc như:
- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh; bố trí, sắp xếp sử dụng lao động.
- Công tác hành chính quản trị cơ quan; công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, kiểm tra.
- Tổ chức và thực hiện công tác lao động tiền lương, giài quyết chính sách lao động hiệu quả.
Phòng kinh doanh Gas dân dụng- Thương mại, Phòng kinh doanh Gas công nghiệp:
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác điều động nguồn kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ gas một cách hiệu quả theo đúng quy định về phân cấp
- Tổ chức công tác phát triển thị trường, thực hiện các dịch vụ, đề xuất phương án hổ trợ khách hàng.
Phòng kế toán tài chính:
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo hướng dẫn các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng Luật kế toán, Luật thống kê và Chế độ kế toán hiện hành.
- Quản lý và sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính của Công ty đạt hiệu quả và theo đúng điều lệ của Công ty và pháp luật.
Phòng quản lý kỹ thuật: thực hiện các công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng cơ bản .., nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý kinh doanh, sản xuất…
Đội vận tải: tổ chức công tác vận tải hàng hóa, phục vụ sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn.
Kho gas Nhà Bè:
-Tiếp nhận, tồn trữ bảo quản, đóng nạp và xuất cấp hàng hóa (gas rời, gas bình), phụ kiện và vật tư kỹ thuật.
- Tổ chức quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật. - Tổ chức công tác quản lý lao động, bảo vệ và bảo đảm an toàn về hàng hóa, tài sản; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
Các chi nhánh trực thuộc:
Nhiệm vụ giống Kho gas Nhà Bè, ngoài ra còn có:
- Tổ chức công tác bán lẻ, bán buôn trực tiếp cho khách hàng.
- Tham gia công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường; chủ trương chính sách kinh doanh của Công ty với người tiêu dùng.
Các cửa hàng trực thuộc:
- Tổ chức công tác bán lẻ, bán buôn trực tiếp cho khách hàng.
- Tham gia công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường; chủ trương chính sách kinh doanh của Công ty với người tiêu dùng. Đồng thời tiếp
thu, phản ánh kịp thời các phản ứng của thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
- Tổ chức công tác quản lý lao động, bảo vệ và bảo đảm an toàn về hàng hóa, tài sản; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
2.6 Tổ chức công tác kế toán 2.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 2.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán 2.6.2 Chức năng,nhiêm vụ của từng phần hành kế toán
Trưởng phòng:
- Phụ trách các công tác tài chính: lập kế hoạch tài chính hàng năm, duyệt báo cáo quyết toán.
- Chỉ đạo công tác kế toán- XDCB: duyệt dự toán, quyết toán. - Phối hợp tổ chức kinh doanh bán hàng: Định giá, ký hợp đồng. - Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận kế toán.
TRƯỞNG PHỊNG KẾ TỐN TRƯỞNG PHĨ PHỊNG KT. THANH TỐN KT. TIÊU THỤ KT. CƠNG NỢ KT. CHI PHÍ KT. Đ.TƯ XDCB KT. TSCĐ KT. VTƯ- CCDC KT. HTK KT. HÀNG HĨA THỦ QUỸ
Phó phòng:
- Phụ trách công tác bán hàng, công nợ: Ký hóa đơn bán hàng; theo dõi, kiểm soát và đôn đốc thu hồi nợ.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng tin học trong quản lý kế toán- tài chính.
- Giải quyết các công việc của Phòng khi trưởng phòng đi vắng theo ủy quyền cụ thể.
Kế toán tổng hợp:
- Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác. - Theo dõi, quản lý định mức chi phí, công nợ.
- Phối hợp lập kế hoạch tài chính, tham gia công tác kiểm kê.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc thuyết minh số liệu trên các báo cáo kế toán.
Kế toán thanh toán:
- Lâp phiếu thu- chi theo đúng chứng từ gốc.
- Đôn đốc nhắc nhở cá nhân, đơn vị thanh toán kịp thời theo đúng quy định. - Nắm chắc chế độ tài chính, khoản mục chi phí đề hạch toán chính xác, đúng quy định.
- Lập báo cáo kiểm kê vốn bằng tiền, hạch toán thu chi ngân hàng. Kế toán tiêu thụ:
- Theo dõi, kiểm sửa thông tin từ chứng từ gốc vào máy.
- Lập báo cáo tiêu thụ; lập phiếu cấp phát hóa đơn, lập báo cáo sử dụng hóa đơn, theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu doanh thu,giá vốn hàng bán và ký cược vỏ bình, đảm bảo khớp đúng với nội dung hóa đơn và chính sách giá của Công ty.
Kế toán công nợ:
- In và gửi biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng.
- Kịp thời phản ánh với lãnh đạo diễn biến công nợ nếu thấy bất thường. - Phối hợp với phòng kinh doanh để thu hồi nợ.
- Quản lý công nợ theo đúng định mức trong các hợp đồng bán hàng. Kế toán chi phí:
- Hạch toán báo cáo số liệu và phân tích toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí.
- Tham gia xây dựng kế hoạch tài chính. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản:
- Phối hợp với phòng QLKT kiểm tra tiến độ thực hiện và quyết toán công trình đầu tư XDCB, sửa chửa TSCĐ. Theo dõi, đối chiếu công nợ với đơn vị thi công.
- Cân đối vốn đầu tư và báo cáo lãnh đạo để xử lý cân đối vốn của từng công trình.
Kế toán tài sản cố định:
- Tham gia công tác kiểm kê TSCĐ định kỳ và đột xuất, báo cáo kết quả và lập báo cáo kiểm kê theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ. Hạch toán, báo cáo và phân tích các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, hao mòn TSCĐ.
Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ:
- Tham gia công tác kiểm kê vật tư, CCDC định kỳ và đột xuất, báo cáo kết quả và lập báo cáo kiểm kê theo đúng quy định.
- Lập phiếu nhập- xuất vật tư, CCDC. Phân bổ chi phí và quản lý CCDC theo quy định.
Kế toán hàng tồn kho:
- Hàng ngày kiểm tra và đối chiếu số liệu báo cáo nhập, xuất, tồn của kho và cửa hàng gửi về.
- Tổ chức thực hiện và lập báo cáo kiểm kê hàng hóa; lập báo cáo xuất nhâp tồn.
- Đối chiếu tồn kho hàng ngày với kho, cửa hàng. Kế toán hàng hóa:
- Chịu trách nhiệm quản lý, cân đối nhập- xuất- tồn kho hàng hóa, vỏ bình gas. - Tham gia công tác kiểm kê hàng hóa định kỳ và đột xuất tại các đơn vị trực thuộc, báo cáo kết quả và lập báo cáo kiểm kê theo đúng quy định.
- Hạch toán, báo cáo số liệu và phân tích các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa, vỏ bình gas.
Thủ quỹ:
- Chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của đơn vị.
- Thu chi theo đúng chứng từ. Mở sổ sách ghi chép chứng từ phát sinh thu- chi tiền mặt hàng ngày và tiến hành đối chiếu với KT thanh toán với số liệu tồn quỹ tiền mặt.
- Kiểm kê quỹ hàng ngày.
- Hạch toán, báo cáo và phân tích toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 1385, 3385.
2.6.3 Hình thức kế toán.
- Việc quản lý kinh doanh trong toàn Công ty được cập nhật, xử lý và khai thác thông tin qua chương trình FastAcconting năm 2007 và hiện tại là Gas Solution Accounting. Chương trình được sử dụng thống nhất trong toàn Công ty, các mẫu biểu báo cáo được thống nhất theo quy định hiện hành.
- Hình thức kế toán tại Công ty là hình thức Nhật ký chứng từ được xây dựng có cải biên cho phù hợp với việc áp dụng kế toán máy.
Hình 2.2: Giao diện phần mềm kế toán của Công ty Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK Nợ, TK Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- sổ cái), thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty
2.6.4 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.
- Chế độ KT áp dụng: Hệ thống KT Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Niên độ KT trùng với năm tài chính: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Tất cả đồng tiền ngoại tệ đều quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh NVKT để ghi chép sổ kế tốn.
Chứng từ kế tốn
Bảng tổng hợp chứng từ kế tốn cùng loại
-Báo cáo tài chính -Báo cáo kế tốn quản trị
Sổ kế tốn: - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Phần mềm kế
- Áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. Thời gian khấu hao TSCĐ áp dụng theo khung thời gian của quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/02/2003 của Bộ Tài Chính.
- Nguyên tắc ghi nhận HTK theo giá thực tế nhập kho.
- Phương pháp xác định trị giá HTK cuối kỳ: phương pháp KKTX. - Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp FIFO.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá HTK: chưa lập dự phòng. - Nộp thuế theo phương pháp thuế GTGT được khấu trừ.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng: bên bán đã chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua và bên mua chấp nhận thanh toán.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: bên cung cấp dịch vụ đã hoàn thành cho bên mua và bên mua chấp nhận thanh toán.
CHƯƠNG 3:
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ( SÀI GÒN ).
3.1 Đặc điểm hàng hóa của Công ty.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại và kích cỡ. Công ty có 2 dòng sản phẩm chính là gas rời, gas bình và các phụ kiện kèm theo. Trong đó:
Gas rời: là gas không qua công đoạn đóng bình, luân chuyển trực tiếp từ tàu lên xe bồn và dự trữ tại kho trung tâm (Kho Nhà Bè).
Gas bình: là gas hóa lỏng đã được đóng trong các vỏ bình bằng thép được tiêu chuẩn hóa và thuộc loại bao bì luân chuyển được sử dụng để đưa gas hóa lỏng từ kho trung tâm đến hộ tiêu dùng. Trong đó gas bình có các loại 9kg, 12kg, 13kg, 48kg, 48kg rút lỏng.
Các thiết bị và phụ kiện của Gas Petrolimex đều nhập khẩu từ Mỹ và