Các hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 31 - 36)

hiện nay

Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay tương đối phong phú, bao gồm:

- Thanh toán bù trừ khác hệ thống (bằng giấy và điện tử) - Thanh toán điện tử liên ngân hàng

- Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ

- Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán - Thanh toán song phương

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin đi sâu nghiên cứu KSNB đối với các phương thức chính là: Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống, thanh toán bù trừ khác hệ thống, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương. Đây cũng là các phương thức thanh toán vốn chủ yếu trong NHTM.

a) Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng

Ngày 20/10/1997, thống đốc NHNN Việt Nam đã ra quyết định số 353/1997/QĐ-NHNN2 về việc ban hành Quy chế chuyển tiền điện tử.

Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng (chuyển tiền điện tử) là phương thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm chuyển tiền với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và mạng truyền tin nội bộ. Thực chất của thanh toán liên chi nhánh ngân hàng là việc chuyển tiền từ chi nhánh ngân hàng này đến chi nhánh ngân hàng khác để phục vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các khách hàng (người chi trả và người thụ hưởng) trong trường hợp các khách hàng đó không cùng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng; hoặc là chuyển cấp vốn, điều hoà vốn trong nội bộ một hệ thống ngân hàng.

Tuỳ theo đặc điểm của từng hệ thống ngân hàng, có thể bố trí, tổ chức thanh toán liên chi nhánh ngân hàng một cách thích hợp. Bên cạnh hệ thống thanh toán ngân hàng toàn hệ thống, có thể tổ chức hệ thống thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trên cùng một địa bàn (tỉnh, thành phố.. ) để phục vụ cho việc thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng trên cùng một địa bàn và thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu liên chi nhánh ngân hàng theo sự uỷ quyền của cấp Trung ương (Hội sở chính).

được chuẩn hoá cao trên mạng máy tính. Phần mã khoá (testkey) được cài đặt trong một chương trình riêng đòi hỏi tính bảo mật hết sức nghiêm ngặt. Mỗi lệnh chuyển tiền đều phải qua hai lần mã khoá bảo mật của chức năng kế toán và chức năng tin học, vì vậy đảm bảo độ an toàn, chính xác cao. Đồng thời, quá trình chuyển tiền, tra soát, trả lời và thông báo chấp nhận… được xử lý tự động trên chương trình máy tính, đảm bảo tốc độ thanh toán nhanh chóng, chính xác.

Thanh toán liên ngân hàng điện tử áp dụng phương thức kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung. Theo phương thức này, ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền cho ngân hàng nhận chuyển tiền thông qua Trung tâm thanh toán (truyền qua mạng), TTTT làm nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu tất cả các chuyển tiền trong toàn hệ thống. Cuối ngày các đơn vị chuyển tiền có nhiệm vụ lập và gửi báo cáo chuyển tiền đi và đến trong ngày để gửi đến TTTT. TTTT kiểm soát và đối chiếu khớp đúng các chuyển tiền với từng đơn vị, sau đó gửi bảng đối chiếu về đơn vị. Các đơn vị sau khi đối chiếu khớp đúng với TTTT mới được lưu trữ các lệnh chuyển tiền.

Để đảm bảo việc điều hoà vốn trong hệ thống, TTTT sẽ mở cho mỗi đơn vị chuyển tiền những tài khoản thích hợp hoặc quy định một hạn mức được thanh toán vượt khả năng chi trả của mình. Những đơn vị ngân hàng thừa vốn gửi ở TTTT sẽ được hưởng lãi điều hoà, đơn vị thiếu vốn phải nhận vốn điều hoà phải trả lãi cho số thanh toán vượt.

b) Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT) là phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả và trên cơ sở đó chỉ thanh toán với nhau số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các quan hệ thanh toán của các khách hàng tại các ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân các ngân hàng.TTBT được áp dụng giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau (TTBT khác hệ thống) hoặc có thể áp dụng giữa các đơn vị ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng (TTBT cùng hệ thống). Tuỳ thuộc vào phương pháp luân chuyển chứng từ, chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) và TTBT điện tử. Khi tham gia thanh

toán bù trừ giấy, các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại ngân hàng chủ trì. Đối với TTBT khác hệ thống, các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì là NHNN trên địa bàn.

Một số nguyên tắc trong TTBT

Khi tham gia TTBT các ngân hàng thành viên phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Phải có văn bản đề nghị tham gia TTBT và cam kết chấp hành đúng các quy định trong TTBT.

- Có văn bản giới thiệu các nhân viên có trách nhiệm đến trực tiếp giao, nhận chứng từ và làm thủ tục thanh toán.

- Phải thực hiện đúng giờ giao và nhận chứng từ hoặc truyền số liệu theo quy định chung của ngân hàng chủ trì.

- Phải lập đúng, đủ, kịp thời các giấy tờ trước và trong khi giao dịch TTBT. Số liệu phải chính xác, rõ ràng, đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với sự hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và số liệu.

Nguyên tắc số chênh lệch trong TTBT

- Ngân hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của các NH thành viên phải trả (nếu còn) để thanh toán co NH thành viên được thu.

- Trường hợp tài khoản tiền gửi của NH thành viên phải trả không còn đủ số dư để thanh toán thì vay của NH chủ trì hoặc các NH thành viên khác để thanh toán. Trường hợp không được vay thì NH chủ trì thanh toán hộ 1-2 lần với mức phạt cao. Sau đó vẫn tiếp diễn thì buộc phải ngừng tham gia TTBT.

c) Thanh toán điện tử liên ngân hàng

Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng, được thực hiện qua mạng máy tính. Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định để triển khai TTLNH. Ngày 20/3/2002, ban hành quyết định số 212/2002/QĐ-NHN về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Tiếp đó là quyết định 309/2002/QĐ- NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế TTĐTLNH. Cùng với đó là các

quy định về việc sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong TTĐTLNH và các quyết định khác có liên quan.

Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS-Interbank Payment System) là hệ thống tổng thể gồm: hệ thống bù trừ liên ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao dịch với hệ thống chuyển tiền điện tử của NHNN.

Các thành viên trực tiếp của hệ thống TTĐTLNH là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có đủ điều kiện và được chấp nhận tham gia hệ thống TTLNH. Các thành viên trực tiếp phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại SGD NHNN và phải đăng ký danh sách các chi nhánh trực thuộc của mình tham gia TTLNH dể được kết nối trực tiếp vào hệ thống. Thành viên gián tiếp là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tham gia vào hệ thống thông qua thành viên trực tiếp.

Hệ thống TTLNH xử lý các lệnh thanh toán giá trị cao hoặc khẩn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng thành viên mở tại SGD NHNN theo phương thức quyết toán tổng tức thời. Theo phương thức đó, việc xử lý và quyết toán chuyển tiền được diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực tế phát sinh chuyển tiền, nghĩa là các giao dịch thanh toán được xử lý ngay theo tổng số tiền phải thanh toán và theo từng lệnh chuyển một. Đối với các lệnh chuyển tiền giá trị thấp sẽ được xử lý thông qua thanh toán bù từ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Kết quả đó được chuyển về Trung tâm thanh toán quốc gia, cùng với kết quả bù trừ tại Trung ương (bù trừ giữa các Hội sở NH) sẽ được tiếp tục xử lý bù trừ một lần nữa – bù trừ “kép” để xác định kết quả cuối cùng.

TTLNH áp dụng chữ ký điện tử (mã khoá bảo mật) trong việc chuyển, nhận các lệnh thanh toán và các giao dịch có liên quan trong hệ thống.

d) Thanh toán song phương.

Đây là phương thức thanh toán thông qua thoả thuận song phương, theo đó ngân hàng mở tài khoản tại một ngân hàng khác (như Ngân hàng nhà nước) hoặc mở tài khoản tại Ngân hàng đối tác để thực hiện thanh toán song phương. Việc tổ chức liên kết nối mạng thanh toán song phương nhằm mở rộng phạm vi thanh toán:

các chi nhánh ngân hàng thuộc 2 hệ thống kết nối thanh toán song phương có thể thực hiện chuyển lệnh thanh toán trực tiếp với nhau, thời gian chuyển và nhận lệnh thường nhanh hơn rất nhiều so với các kênh thanh toán khác. Đồng thời tạo điều kiện cho bản thân ngân hàng tập trung được nguồn vốn, tăng thu phí dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 31 - 36)