Công tác thống kê số liệu, nhận dạng, phân tích, dự báo rủi ro chưa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 94 - 100)

c) Cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự

2.3.2.5Công tác thống kê số liệu, nhận dạng, phân tích, dự báo rủi ro chưa

chưa kịp thời, đầy đủ

Công tác thống kê các số liệu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền tại Chi nhánh còn chưa kịp thời, đầy đủ. Đó là thông tin về số món, số lượng tiền chuyển, thống kê về mức độ sử dụng các kênh thanh toán, các công cụ thanh toán…Đây là một nguồn thông tin rất hữu ích để phục vụ công tác KSNB và để đánh giá hiệu quả hoạt động trong nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền tại Chi nhánh.

Trong hoạt động nghiệp vụ thanh toán vốn, có hai rủi ro tiềm tàng mà

tính hệ thống. Rủi ro vận hành là rủi ro xảy ra khi hệ thống thanh toán gặp sự

cố phải tạm ngừng hoạt động dẫn đến ách tắc hoạt động chuyển tiền, thanh toán gây ra những hậu quả không lường hết được với các hoạt động kinh tế tài chính. Rủi ro có tính hệ thống là rủi ro xảy ra khi một ngân hàng nào đó không đủ khă năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình làm cho một loạt các thành viên khác có liên quan cũng lâm vào tình trạng tương tự. Công tác nhận dạng, phân tích và dự báo rủi ro là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tại các chốt kiểm soát trong nghiệp vụ thanh toán vốn, công tác này vẫn còn lơ là, chưa được chú trọng. Do đó khi xảy ra sự cố, Chi nhánh sẽ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực để có thể khắc phục được.

* Nguyên nhân của những tồn tại - Nguyên nhân khách quan:

+ Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng thông tin của Việt Nam đã được nâng cấp, hiện đại hoá, tiến gần đến ngang tầm với trěnh độ của các nước trên thế giới. Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng thông tin chưa đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố, tốc độ đường truyền dữ liệu còn chậm. Đây là hạn chế chung của tất cả các ngành, và ngành Ngân hàng nói riêng. NHNN chưa đưa ra những quy định chung làm chuẩn mực cho các NHTM trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Sự đầu tư thiếu đồng bộ về công nghệ trong hệ thống NHTM đã gây ra nhiều khó khăn cho NHNN trong việc quản lý các NHTM và khó khăn trong chính hoạt động của từng NHTM.

+ Người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Do vậy, khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, chứng từ do khách hàng lập thường có nhiều thiếu sót. Chất lượng chứng từ trong thanh toán vốn phụ thuộc nhiều vào trình độ lập chứng từ của khách hàng, khi GDV phát hiện có sai sót, thường phải bổ sung hoặc lập lại chứng từ khác, điều này làm giảm tốc độ thanh toán qua Ngân hàng.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh Sở giao dịch 1:

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Chi nhánh tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Máy vi tính vẫn hay xảy ra những trục trặc phải nhờ đến sự can thiệp của nhân viên kỹ thuật. Diện tích phòng giao dịch còn hẹp, hạn chế không gian giao dịch. Cơ sở hạ tầng của Chi nhánh nhiều năm chưa được sửa chữa, nâng cấp cũng phần nào làm giảm hình ảnh của Chi nhánh đối với khách hàng.

+ Các cán bộ nhân viên liên quan đến KSNB nghiệp vụ thanh toán vốn chưa thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức về nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ. Điều này là nguyên nhân hạn chế việc xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác, đặc biệt là các giao dịch mới phát sinh.

+ Quan điểm của Ban Giám đốc khi tổ chức và thiết kế bộ phận Kiểm tra - kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh chưa thực sự đề cao vai trò của bộ phận này. Chính vì vậy, đã hạn chế rất nhiều khả năng hoạt động và hiệu quả của Kiểm toán nội bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng công tác KSNB đối với nghiệp vụ thanh toán vốn tại Chi nhánh NHTMCPĐT&PT Sở giao dịch 1, ta thấy được những kết quả đáng khích lệ mà Chi nhánh đã đạt được. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, trong đó có những tồn tại nếu không được khắc phục có thể gây ra rủi ro cho hoạt động của Chi nhánh. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải có giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả KSNB nghiệp vụ thanh toán vốn tại Chi nhánh. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, tôi xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giải quyết vấn đề trên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CHI

NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh

Trong thời gian tới, năm 2015 là năm bước vào thời kì phát triển kinh tế - xã hội 2015 - 2020. Đây là giai đoạn mới với rất nhiều cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Để thích ứng được với môi trường kinh doanh mới trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, NHTMCPĐT&PT Sở giao dịch 1 đã định hướng được chiến lược kinh doanh tổng thể của mình trong thời gian tới.

- Phát triển trở thành một NHTM hiện đại, năng động, có sức cạnh tranh cao trên địa bàn cửa ngõ phía Tây của thành phố, có sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng bền vững và an toàn, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Rà soát lại cơ cấu khách hàng theo quyết định của NHTMCPĐT&PT Trung Ương, tập trung khai thác đối tượng khách hàng thuộc các tầng lớp dân cư, thành phần kinh tế: giáo viên, sinh viên, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đô thị…

- Phát triển mạng lưới giao dịch, quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai. Tập trung vào các khu công nghiệp hiện đại, địa bàn tiềm năng để đón đầu, mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh.

3.1.2. Mục tiêu hoạt động KSNB nói chung và KSNB nghiệp vụ thanh toán vốn

Hệ thống KSNB được thiết kế trong quy trình hoạt động của Chi nhánh. Đây là nhân tố đảm bảo an toàn trong hoạt động của Chi nhánh. Từ đó, Chi nhánh có thể đạt được các mục tiêu đề ra và phát triển trên một nền tảng bền vững. Trong thời gian tới, hệ thống KSNB toàn Chi nhánh đặt ra một số mục tiêu hoạt động chung như sau:

- Đảm bảo các quy trình nghiệp vụ vận hành trên SIBS được tiến hành một cách thuần thục, thông suốt. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực, quy chế của KSNB và của các hoạt động nghiệp vụ khác trong Chi nhánh, nhằm tạo cơ sở, căn cứ rõ ràng cho KSNB hoạt động.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất ở tất cả các mặt nghiệp vụ và hướng trọng tâm vào kiểm tra, đánh giá rủi ro, an toàn hoạt động, xác định ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ mất an toàn đối với hoạt động của Chi nhánh.

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của các doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh, tình hình tài sản bảo đảm nợ vay, thu nợ, phân loại nợ; việc tuân thủ các quy định, quy trình mua bán ngoại tệ, chấp hành chế độ tỷ giá và trạng thái ngoại tệ; công tác huy động vốn, thanh toán vốn có đảm bảo quy trình, chứng từ đúng quy định, có thực hiện đúng các quy trình vận hành giao dịch trên SIBS và quy trình luân chuyển chứng từ;

Nghiệp vụ thanh toán vốn giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh. Đó có thể ví như là cầu nối giữa các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước, thúc đẩy các nghiệp vụ khác phát triển mạnh. Hoạt động thanh toán, chuyển tiền qua Ngân hàng ngày càng tăng về số lượng chuyển tiền và số món chuyển. Năm 2014, dự tính số món thanh toán, chuyển tiền tại Chi nhánh sẽ tăng khoảng 15% so với năm 2013. Thu phí từ hoạt động này ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn thu của Chi nhánh. Trong năm tới, thu phí từ dịch vụ thanh toán dự tính sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2013. Đây là một mục tiêu Chi nhánh hướng tới và tin tưởng sẽ đạt được với sụ nỗ lực của mình.

Cùng với sự tăng trưởng của nghiệp vụ, đặt ra yêu cầu hoạt động KSNB đối với thanh toán vốn cũng phải được tăng cường mạnh mẽ hơn. Các chốt kiểm soát phải được tuân thủ thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc hơn. Đặc biệt là trong thời gian tới phải tổ chức được hoạt động kiểm tra nội bộ nghiệp vụ thanh toán vốn một cách xác thực và hiệu quả hơn. Các yếu tố trong quy trình nghiệp vụ cũng cần được cải thiện: môi trường tin học cần được nâng cấp, trình độ cán bộ nhân viên cần được bồi dưỡng, nâng cao hơn.

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ nghiệp vụthanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 thanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở những mục tiêu chung trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả KSNB nghiệp vụ thanh toán tại chi nhánh NHTMCPĐT&PT Sở giao dịch 1.

3.2.1. Cải thiện môi trường kiểm soát chung

Việc cải thiện môi trường kiểm soát chung cần được đặt ra để các nhà quản lý quan tâm, xem xét. Ban lãnh đạo Chi nhánh phải thường xuyên cập nhật và có phương pháp truyền đạt những văn bản quy định, chế độ của các cơ quan quản lý cấp trên đến toàn bộ nhân viên trong Chi nhánh và yêu cầu họ thực hiện nghiêm túc. Đồng thời các nhà lãnh đạo phải là những người đi đầu, gương mẫu trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 94 - 100)