Quan điểm chung của phương pháp fusion ảnh viễn thám

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ IMAGE FUSION TRONG XỬ LÝ ẢNH VIỄN THÁM (Trang 47 - 48)

Phương pháp fusion các ảnh viễn thám bao gồm hai bước chính:

- Bước thứ nhất: Các ảnh đa phổ không gian thấp được lấy mẫu vào trong các ảnh mới với độ phân giải giống nhau như các ảnh toàn sắc.

- Bước thứ hai: Các ảnh này được trộn với một thuật toán fusion (Laplacian pyramid, PCA, biến đổi Wavelet, CEMIF, Spatial frequency).

Bởi vì các ảnh viễn thám rất lớn, phương pháp lấy mẫu lại các vùng lân cận gần nhất thường được chọn đầu tiên và ưu tiên nhất là tốc độ tính toán. Tuy nhiên, sự thay thếđơn giản của pixel, lấy mẫu lại vùng lân cận gần nhất sẽảnh hưởng đến chất lượng trộn ảnh. Do đó, phương pháp lấy mẫu lại một ảnh mới nên được áp dụng, chúng được thể hiện như hình 3.1 tùy thuộc vào lý thuyết toán học và được thực hiện như sau:

Cho pixel ảnh (x,y) và chúng gần với các pixel (0,0), (0,1), (1,0) và (1,1), các giá trị mức xám của chúng tương ứng là f(x,y), f(0,0), f(0,1), f(1,0) và f(1,1). Cách tính như sau:

Đầu tiên, f(x,0) có thểđược lấy mẫu tuyến tính:

f(x,0) = f(0,0) + x[f(1,0) – f(0,0)] (3.1) Tương tự, f(x,1) có thểđược lấy theo cách tương tự:

f(x,1) = f(0,1) + x[f(1,1) – f(0,1)] (3.2) Cuối cùng, f(x,y) được lấy mẫu tuyến tính phương thẳng đứng:

Hình 3.1: Mô hình lấy mẫu lại tuyến tính

Sau khi các ảnh đa phổ không gian thấp đã được lấy mẫu lại, tất cả các ảnh có độ phân giải không gian cao bằng nhau. Chúng được trộn lại với nhau thông qua một số phương pháp fusion chẳng hạn biến đổi wavelet, PCA, v.v.

Chương này chủ yếu đề cập đến một số phương pháp image fusion và sau phần thực nghiệm mô phỏng bằng chương trình Matlab, chúng ta sẽđánh giá được các phương pháp này.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ IMAGE FUSION TRONG XỬ LÝ ẢNH VIỄN THÁM (Trang 47 - 48)