Những hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do AASC thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 97 - 101)

- Kiểm tra hợp đồng lao động của cán bộ CNV trong Công ty, xem xét việc trả lương có đúng theo các điều khoản được cam kết trong hợp đồng

2. các khoản trích theo lương Công việc đã tiến hành:

2.3.2. Những hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do AASC thực hiện

các khoản trích theo lương do AASC thực hiện

a. Lập kế hoạch kiểm toán

Về công tác chuẩn bị tài liệu cho cuộc kiểm toán

Thông thường trước khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng, KTV của AASC sẽ gửi một bản đề nghị cung cấp tài liệu cho phía khách hàng. Theo đó, khách hàng sẽ có trách nhiệm chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan để phục vụ cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải mọi cuộc kiểm toán KTV đều gửi trước cho khách hàng bản yêu cầu này, hoặc gửi quá muộn không đảm bảo thời gian cho khách hàng kịp thời hoàn tất trước khi cuộc kiểm toán được bắt đầu, cũng có trường hợp khách hàng đã nhận được bản đề nghị cung cấp tài liệu nhưng đến khi cuộc kiểm toán bắt đầu diễn ra mới chuẩn bị những tài liệu cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc kiểm toán.

Được xác định là công việc cần thiết và quan trọng nhưng việc tìm hiểu, thu thập thông tin về khách hàng vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Đối với khách hàng mới, nhóm kiểm toán có khi không tìm hiểu về khách hàng kỹ lưỡng trước khi tiến hành kiểm toán mà đợi đến khi tiếp xúc khách hàng mới tìm hiểu cặn kẽ quy trình sản xuất còn đối với các khách hàng lâu năm, KTV sử dụng thông tin trên hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời phỏng vấn khách hàng về các thay đổi trong cơ cấu quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng mà không tìm kiếm thông tin trên các phương tiện khác như thông tin chung về ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ số quan trọng của các doanh nghiệp trong cùng ngành, thị trường khách hàng... Sự thiếu sót này có thể làm cho KTV không nắm được mấu chốt của thị trường dẫn tới rủi ro kiểm toán là cao. Hơn nữa, do giới hạn về thời gian kiểm toán, nên KTV thường không tiến hành quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên tính khách quan cho các thông tin thu thập được không cao.

Thông thường trước khi cuộc kiểm toán tiến hành, trưởng nhóm kiểm toán sẽ họp các thành viên để giới thiệu sơ bộ về đặc điểm hoạt động của khách hàng cũng như các điểm lưu ý đối với một vài phần hành khi thực hiện kiểm toán. Công việc này tuy là giúp các thành viên nắm sơ bộ thông tin về khách hàng nhưng hiện tại các nhóm kiểm toán không yêu cầu thành viên nhóm tìm hiểu khách hàng mà công việc này chủ yếu do trưởng nhóm thực hiện nên sẽ gây khó khăn khi thành viên cần thực hiện kiểm toán phần hành phức tạp, có tính riêng biệt của ngành nghề.

Đánh giá HTKSNB

Việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng tại AASC được thực hiện thông qua bảng câu hỏi đã dựng sẵn một cách có hệ thống. Những câu hỏi trong bảng này giúp cho KTV xác định rủi ro kiểm soát khi kiểm toán các khoản mục liên quan tới chu trình. Bảng câu hỏi cung cấp cho KTV sự hiểu biết về hệ thống KSNB, từ đó lập kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục cần thiết đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, khi sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống KSNB, Công ty chưa quy định rõ tiêu chí để đưa ra đánh giá hệ thống KSNB là tốt, khá, trung bình hay kém. Việc đánh giá hệ thống KSNB vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đoán của KTV. Vì vậy có thể xảy ra trường hợp các KTV khác nhau đưa ra quan điểm khác nhau về tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Từ đó sẽ gây ra khó khăn cho KTV trong việc đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của khách hàng.

Hiện nay, bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB được thiết lập chung cho tất cả các khách hàng. Tuy nhiên, mỗi khách hàng có đặc điểm riêng về loại hình, quy mô, lĩnh vực kinh doanh,… do đó, nếu chỉ sử dụng bảng câu hỏi thì sẽ không phù hợp, dẫn đến cái nhìn phiến diện, không thấy hết được các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB.

Cũng có thể thấy bảng câu hỏi chỉ bao gồm các câu hỏi đóng, không mô tả được một cách có hệ thống các thủ tục kiểm soát nội bộ đang được áp dụng.

Như vậy, để việc đánh giá HTKSNB được đầy đủ và đúng đắn, nên linh hoạt trong vận dụng phương pháp mô tả HTKSNB, KTV nên sử dụng thêm các phương pháp khác như lưu đồ, bảng tường thuật.

b. Thực hiện kiểm toán

Về việc thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích giúp cho KTV biết được tình hình tài chính, thực trạng kinh doanh của công ty. Ngoài ra, thực hiện thủ tục phân tích còn là cơ sở để KTV lựa chọn quy mô mẫu kiểm tra chi tiết phù hợp tránh sự lãng phí thời gian, công sức.

Thủ tục phân tích chỉ được KTV sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, chủ yếu là so sánh chi phí hoạt động giữa các kỳ kế toán, cùng kỳ năm ngoái và giữa các quý trong một kỳ kế toán. Dựa vào bảng phân tích, KTV nhận thấy sự biến động tiền lương qua các tháng hay giữa các kỳ như thế nào, từ đó KTV tập

trung đi sâu vào những biến động lớn hơn, tìm hiểu nguyên nhân và phỏng vấn yêu cầu giải thích, vì vậy KTV có thể sẽ bỏ qua các biến động nhỏ, điều đó có thể sẽ làm xuất hiện một số rủi ro kiểm toán.

Khi tiến hành kiểm toán khách hàng, KTV càng thực hiện kiểm tra được nhiều nghiệp vụ thì rủi ro kiểm toán càng thấp. Tuy nhiên không phải đối với khách hàng nào KTV cũng có thể thực hiện kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh được. Đối với khách hàng có quy mô nhỏ, nghiệp vụ phát sinh không nhiều thì KTV có thể kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ nhưng nếu khách hàng có nhiều nghiệp vụ, các nghiệp vụ phát sinh lớn hay bị giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm toán thì việc kiểm tra 100% các nghiệp vụ là không thể. Do đó, việc phân tích để chọn các mẫu kiểm tra chi tiết là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa lớn.

Hiện nay, ở AASC có một hạn chế là thực hiện quá ít thủ tục phân tích mà chủ yếu tập trung vào tiến hành kiểm tra chi tiết. KTV thường sử dụng phân tích ngang vì đơn giản, dễ thực hiện nhưng thủ tục này lại không cho thấy mối quan hệ giữa các số liệu. KTV cũng sử dụng các tỉ suất để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của khách hàng nhưng do chưa có số liệu về các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành nên có khó khăn trong việc đánh giá đúng khả năng thanh toán của khách hàng. Do đó, để thủ tục phân tích đem lại hiệu quả cao hơn, AASC nên sử dụng tài liệu thống kê bên ngoài của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành, của toàn ngành để kết hợp so sánh, đối chiếu với số liệu của khách hàng.

Về việc thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát

Trong kế hoạch tổng thể của công ty, AASC có đề cập đến thủ tục khảo sát kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế công ty kiểm toán AASC không sử dụng thủ tục khảo sát kiểm soát mà tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản. Măc dù hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể đã xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có một hệ thống kiểm

soát nội bộ hoạt động có hiệu quả, do đó không phải với doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thủ tục kiểm soát khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên với những khách hàng sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ban đầu là có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực và tin cậy được thì công ty AASC nên thực hiện thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt số lượng thủ tục kiểm tra chi tiết.

Về việc chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết

Việc chọn mẫu tại AASC chủ yếu được sử dụng trên những xét đoán nghề nghiệp của các KTV trong công ty, vì thế đôi khi nó phụ thuộc vào tính chủ quan của người KTV. Phương pháp mà mẫu chọn bao gồm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường và các nghiệp vụ có số tiền lớn. Phương pháp chọn mẫu này tuy chi phí thấp nhưng lại chứa đựng rủi ro vì chưa hẳn gian lận và sai sót đã xảy ra ở các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn – các nghiệp vụ này thường được khách hàng chú ý hạch toán cẩn thận. Việc KTV thường bỏ qua những nghiệp vụ nhỏ nhưng có thể là trọng yếu, chứa đựng rủi ro cao có thể dẫn đến sai lầm khi kiểm toán.

Kết luận chương 2:

Trong chương 2, tác giả đã trình bày về thực trạng và những nhận xét về kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện tại công ty cổ phẩn dệt may ABC của AASC. Quá trình kiểm toán khoản mục được thực hiện theo 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán các khoản trích theo lương, KTV đã phát hiện sai phạm và yêu câu thực hiện bút toán điều chỉnh.

Trên cơ sở thực tế kiểm toán khoản phải trả người lao động thực hiện tại AASC, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoạn thiện kiểm toán khoản mục này trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w