Về phía nhà nước và các trường đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 111 - 113)

- Kiểm tra hợp đồng lao động của cán bộ CNV trong Công ty, xem xét việc trả lương có đúng theo các điều khoản được cam kết trong hợp đồng

TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN

3.3.1. Về phía nhà nước và các trường đào tạo

Thứ nhất, các vấn đề xuất đề xuất với phía cơ quan Nhà Nước và hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả họat động kiểm toán

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách, chuẩn mực nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan

Đối với mọi hoạt động nói chung và với hoạt động kiểm toán nói riêng, các văn bản pháp lý mang tính chuẩn mực hướng dẫn có vai trò quan trọng đến sự phát triển và định hướng tương lai của ngành đó. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới việc minh bạch hóa thông tin càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong khi đó, lĩnh vực kiểm toán của Việt Nam còn quá non trẻ, cho nên việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán của Việt Nam đã được sự quan tâm sâu sắc từ phía Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài Chính. Cho đến nay, Bộ Tài Chính đã ban hành được 26 Chuẩn mực về Kế toán, 37 Chuẩn mực về Kiểm toán, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định trong đó đáng chú ý nhất là Nghị Định 105/2004/NĐ-CP về hoạt động kiểm toán độc lập và Quốc hội thông qua Luật Kế toán. Vai trò của hoạt động Kiểm toán ngày càng được xã hội coi trọng và đánh giá cao. Việc hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, kiểm toán đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần tạo ra môi trường minh bạch, bình đẳng cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên hoạt động kiểm toán của chúng ta vẫn còn nhiều điểm cần phải khắc phục. Các văn bản kiểm toán vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa theo kịp với đà phát triển nhanh chóng của loại hình dịch vụ mới này. Số lượng văn bản pháp lý được ban hành nhiều nhưng đôi khi nội dung chưa nhất quán với nhau, nhiều văn bản quy định ra đời và phải mất nhiều thời gian mới có văn bản hướng

dẫn nên đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và áp dụng. Đặc biệt việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại khi hai hệ thống này chưa hài hoà và nhất quán.

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay các cơ quan Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần làm minh bạch hoá nền tài chính đất nước.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả xin đưa ra một số ý kiến của cá nhân đối với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan:

• Nhà nước và cơ quan chức năng cần soát xét, kiện toàn lại hệ thống chính sách, đảm bảo sự đồng bộ thống nhất trong các văn bản ban hành. Bên cạnh đó Quốc Hội và Chính Phủ cũng cần ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống các văn bản của Việt Nam.

• Rút ngắn sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán của Việt

Nam và thế giới, tạo sự hài hoà, thống nhất giữa hai hệ thống văn bản pháp lý này để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi hệ thống văn bản đã được kiện toàn, đầy đủ cùng với sự quan tâm các cơ quan chức năng chắc chắn hoạt động Kiểm toán Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và sự tự chủ trước thềm hội nhập quốc tế.

• Phát huy hơn nữa vai trò của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA)

trong việc thúc đẩy ngành kiểm toán độc lập phát triển thông qua việc chuyển giao một số chức năng của Bộ Tài chính cho Hiệp hội.

Hai là, tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn, nâng cao kiến thức và kiểm tra trình độ và khả năng cập nhật của hội viên

Đối với ngành kiểm toán thì nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công và phát triển. Dịch vụ cung cấp có đạt chất lượng hay không, thông tin tài chính có thực sự minh bạch hay không là tùy thuộc và trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của những người hành

nghề kiểm toán. Chính vì vậy, không chỉ hoàn thiện về văn bản pháp lý mà các tổ chức nghề nghiệp, cơ quan Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức để đảm bảo cho hội viên cũng như những người hành nghề kiểm toán có thể bắt kịp xu hướng quốc tế và nâng cao trình độ bản thân.

Thứ hai, kiễn nghị đối với phía trường đạo tạo nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm toán

Với vai trò là cái nôi sản sinh ra nguồn nhân lực cho mọi ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có nguồn nhân lực ngành kiểm toán, các trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo cần xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy phù hợp. Phù hợp ở đây có nghĩa lý thuyết phải bám sát thực tế, lý thuyết là nền tảng cho việc vận dụng vào thực tế sau này. Có thể nói, hiện nay có hàng trăm trường đại học cao đẳng đang đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán, tuy nhiên chất lượng lại không tương xứng với số lượng. Các trường mở theo trào lưu không xây dựng chương trình đào tạo sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không thể áp dụng những điều họ đã học trên giảng đường vào thực tiền và thậm chí chấp nhận làm trái ngành trái nghề. Vì vậy, tác giả xin đề xuất một số ý kiến như sau:

• Hệ thống hóa chương trình đạo tạo bám bám sát thực tế.

• Tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế trong quá trình học nhằm

giúp sinh viên sớm định hình được công việc sau này để có thể có kế hoạch định hướng cho việc học trên trường lớp.

• Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về ngành nghề và tìm hiểu về các chứng chỉ quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w