Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 104 - 109)

- Kiểm tra hợp đồng lao động của cán bộ CNV trong Công ty, xem xét việc trả lương có đúng theo các điều khoản được cam kết trong hợp đồng

TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN

3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả đánh giá khách hàng thông qua hoàn thiện việc thu thập thông tin khách hàng

Việc thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng rất quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Đối với các khách hàng lâu năm, KTV không nên chủ quan chỉ

xem xét hồ sơ của các năm trước mà phải cập nhật thông tin của khách hàng qua các kênh khác nhau. KTV cần tìm hiểu đặc điểm thị trường lao động, nguồn nhân lực đối với mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau khi thực hiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. Hơn nữa, KTV cũng cần có thông tin về tình hình của thị trường, của ngành mà sẽ thực hiện kiểm toán để có cái nhìn tổng quan về tình hình doanh nghiệp, điều sẽ ảnh hưởng đến chính sách về nhân sự, từ tuyển dụng, lương thưởng đến việc đào thải nhân viên. Để đảm bảo hiệu quả của việc tìm hiểu thông tin về khách hàng, lịch kiểm toán nên được sắp xếp trước và thông báo cụ thể cho các nhóm kiểm toán để các nhóm chủ động tìm hiểu thông tin khách hàng sẽ kiểm toán. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và dễ thực hiện vì trước mỗi thời điểm kiểm toán (soát xét giữa năm và keiẻm toán kết thúc năm tài chính), các nhóm kiểm toán đều có thời gian rảnh rỗi để cập nhật kiến thức kết hợp tìm hiểu thị trường. Nếu công việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện tốt, nó sẽ là cơ sở để nhóm kiểm toán thực hiện hiệu quả nhất công việc của mình trong thời gian ngắn nhất.

Thứ hai, hoàn thiện công tác chuẩn bị tài liệu cho cuộc kiểm toán

Đây là một thủ tục khá đơn giản và thường không được các KTV chú ý trong công tác chuẩn bị trước khi cuộc kiểm toán diễn ra. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt công việc này sẽ có tác dụng thiết thực đối với công việc của KTV cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán. Điều này đòi hỏi các KTV cần có kế hoạch gửi bản yêu cầu cung cấp tài liệu cho phía khách hàng trước thời điểm cuộc kiểm toán bắt đầu đảm bảo để khách hàng có đủ thời gian chuẩn bị những tài liệu cần thiết, có thể nêu thứ tự ưu tiên các tài liệu quan trọng cần chuẩn bị trước. KTV cũng cần trao đổi với khách hàng để đề nghị khách hàng có kế hoạch nghiêm túc thực hiện công việc này

Thứ ba, hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro thông qua đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những công việc quan trọng để xác định quy mô, thời gian và các thử nghiệm nào nên được thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Có ba phương pháp để KTV có thể sử dụng để mô tả

hệ thống kiểm soát nội bộ: phương pháp bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, phương pháp bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ và phương pháp lưu đồ. Hiện tại công ty kiểm toán AASC chủ yếu sử dụng phương pháp bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sẵn để thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Để hỗ trợ các KTV trong việc đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của khách hàng, AASC nên đưa ra tiêu chí đánh giá dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế. Công ty có thể dùng cách thức cho điểm đối với mỗi câu hỏi được trả lời Có hoặc Không, khi điểm số thấp hơn một mức nào đó thì hệ thống KSNB được đánh giá là trung bình hoặc yếu. Việc đưa ra tiêu thức đánh giá không những trợ giúp cho KTV trong việc đánh giá hệ thống KSNB mà còn tạo nên sự thống nhất trong đánh giá giữa các KTV khác nhau. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, tuy nhiên không phải đối với mọi loại hình doanh nghiệp thì việc sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống nội bộ đều mang lại kết quả tốt nhất. Đối với các khách hàng có quy mô lớn, phức tạp, KTV nên sử dụng phương pháp lưu đồ (lưu đồ dọc và lưu đồ ngang). Sử dụng lưu đồ giúp KTV nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng nhận ra các điểm mạnh và các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng, từ đó chỉ ra những thủ tục kiểm soát cần bổ sung. Trong khi đó bảng câu hỏi hoặc bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ cung cấp thêm sự phân tích về kiểm soát giúp KTV hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Việc sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bảng tường thuật sẽ cung cấp cho KTV hình ảnh tối ưu về hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp KTV hiểu biết tốt hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Dưới đây là bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng cơ sở dẫn liệu cho một số khoản mục khi kiểm toán BCTC.

- Mỗi câu hỏi gán cho trọng số tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thủ tục kiểm soát;

k

i =1 CR (của một cơ sở dẫn liệu): = CR (của một cơ sở dẫn liệu): =

k

Trong đó: ∑ ( I*a) i =1

K: số câu hỏi liên quan đến cơ sở dẫn liệu

I có giá trị 1, -1, 0 ứng với câu hỏi có có câu trả lời là Y (yes), N ( No) và N/A a là trọng số của câu hỏi ( 3: rất quan trọng; 2: quan trọng; 1: ít quan trọng)

- Tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên khi gán trọng số:

• Câu hỏi liên quan đến thủ tục kiểm soát của đơn vị được quy định thành

văn bản ảnh hưởng nhiều đến cơ sở dẫn liệu => a=3;

• Thủ tục liên quan đến nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm,

ủy quyền, phê chuẩn ảnh hưởng đến khả năng gian lận => a=3;

• Câu hỏi liên quan thủ tục kiểm soát không có văn bản thì a=1 hoặc 2 tùy

thuộc mức độ ảnh hưởng của thủ tục đến các cơ sở dẫn liệu.

- Việc đánh giá rủi ro kiểm soát dựa trên tỷ lệ phần trăm của khả năng sai sót căn cứ bảng sau:

Dưới đây là bảng đánh giá HTKSNB tác giả thiết kế cho một số khoản mục khi thực hiện kiểm toán BCTC:

Rủi ro kiểm soát Khả năng xảy ra rủi ro(%)

Thấp 10-30

Trung bình (TB) 20-70

Cao 60-95

Học viện Ngân Hàng phát Khóa luận tốt nghiệp sinh nghĩa vụ đánh giá công Tiền mặt

1. Công việc thủ quỹ và kế toán có

do một người đảm nhận không? 3 N 1 V v

2. Hàng tháng kế toán tiền mặt có

đối chiếu với thủ quỹ không? 2 Y 1 V v v

3. Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có

được thực hiện thường xuyên 2 N -1 V v v

4. Các khoản tiền thu về có được

gửi ngay vào ngân hàng? 2 Y 1 V

5. Các nghiệp vụ có được ghi nhận

đúng kỳ phát sinh thu chi? 2 Y 1

6. Các nghiệp vụ thu chi có được

phê chuẩn đúng đắn? 3 Y 1 v v v

7. Các phiếu chi có đính kèm hóa

đơn và chứng từ liên quan? 3 Y 1 v

8. Các biên lai thu tiền có được

đánh dấu số thứ tự trước? 2 Y 1 V v

Khả năng sai phạm (%) 18% 0% 0% 20% 0%

CR (H: cao, M: TB, L: thấp) L L L M L

Tiền gửi ngân hàng

1. Việc đối chiếu với ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý?

3 Y 1 V v v v v

2. Các ủy nhiệm chi có đính kèm hóa đơn hay giấy báo của ngân hàng?

2 Y 1 V

3. Các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ

có được đánh giá lại cuối kỳ? 2 Y 1 v

4. Các khoản thanh toán qua ngân hàng có được xét duyệt trước khi lập ủy nhiệm chi?

3 Y 1 V

5. Các khoản tiền gửi ngoại tệ có

được theo dõi riêng? 1 N -1

6. Các nghiệp vụ phát sinh có được

ghi nhận đúng kỳ? 2 Y 1 v

Khả năng sai phạm (%) 0% 0% 0% 0% 0%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w