Thực trạng mở rộng tín dụng tại Maritime Bank chi nhánh Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy (Trang 47 - 55)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng tại Maritime Bank chi nhánh Cầu Giấy

nhánh Cầu Giấy

Trong giai đoạn 2008-2010, kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng không chỉ tới ngành ngân hàng mà còn nhiều nhóm ngành khác trong tổn thể nền kinh tế. Hơn nữa, cùng với sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng cỏ phần cũng như sự xuất hiện chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn. Trong bối cảnh đó, thực thi theo chính sách của nhà nước và chính phủ về phát triển, theo chiến lược mà ngân hàng nhà nước đặt ra, ban giám đốc và nhân viên Maritime bank nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng đã không ngừng nỗ lực để đảm bảo

những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong đó có nhiệm vụ mở rộng hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phân khúc thị trường DNVVN không phải chỉ là thị trường mục tiêu của một ngân hàng mà là của hầu hết các ngân hàng hiện này bởi tiềm năng phát triển của nó. Do đó, đây là một bài toán khó đặt ra với toàn Chi nhánh Cầu Giấy để có thể mang về được doanh thu tương xứng với quy mô của chi nhánh. Và với những cố gắng của mình, cho nhánh đã đạt được những thành quả nhất định.

Bảng 2.4: Doanh số cho vay- Doanh số thu nợ- Dư nợ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

số tiền số tiền 08/07 số tiền 09/08 số tiền 10/09

Tổng doanh số cho vay 1553.5 1740 112% 2175 125% 2979.75 137%

DSCV-DNVVN 1273.87 1374.6 108% 1696.5 132% 2562.585 151% Tỷ trọng 82% 79% 78% 86% Tổng doanh số thu nợ 1351.24 1635 121% 2207.25 135% 3072.49 139% DSTN-DNVVN 963.4341 1247.505 129% 1710.619 137% 2547.094 149% Tỷ trọng 71% 76% 78% 83% Tổng dư nợ 943 1160 123% 1305 113% 1521.5 117% DN-DNVVN 744.97 951.2 128% 1135.35 119% 1399.78 123% Tỷ trọng 79% 82% 87% 92%

Nguồn: Phòng kế hoach tổng hợp chi nhánh Cầu Giấy

Giai đoạn 2007-2010 mặc dù các DNNVV liên tục phát triển về số lượng và chất lượng hoạt động cũng được tăng lên, nhưng do chính sách cho vay đối với DNNVV chưa thực sự phù hợp, còn nhiều vướng mắc, bản thân các DNNVV cũng còn không ít khó khăn về quản lý, tài chính, nhân lực... DSCV qua các năm tuy có tăng trưởng về số tuyệt đối, nhưng tỷ lệ tăng trưởng bình quân còn chưa thực sự tăng tương xứng với mục tiêu mà ngân hàng đặt ra. Tốc độ tăng DSCV-DNVVN vẫn thấp hơn DSCV bình quân. Năm 2008, DSCV đối với DNVVN chỉ tăng 8% đạt 1374.6 tỷ đồng, thấp hơn trung bình ngành. Có thể được lý giải bởi bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ có nhiều biến động mạnh. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng cao làm giảm khả năng vay vốn của các DNVVN và trong giai đọan này, chi nhánh hầu như thực hiện hoạt động tín dụng đối với các DNVVN đã có quan hệ từ trước với chi nhánh. Bước sang 2009, nền kinh tế phục hồi khiến DSCV-DNVVN bắt đầu tăng nhanh.

Về tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN đều tương đối cao, bình quân đạt 81.25%. trong đó, năm 2010, chi nhánh chuyển đổi mô hình hoạt động cùng với việc nền kinh tế có nhiều thuận lợi đã khiến cho doanh số cho vay DNVVN tăng lên và chiếm tỷ trọng cao 86% so với tổng doanh số cho vay và đạt mức 2562.585 tỷ đồng.

Chi nhánh tích cực đôn đốc thu các khoản nợ đến hạn theo thoả thuận, giúp các DNNVV vay vốn quan tâm đến hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn vay thực hiện trả nợ theo đúng kế hoạch. Doanh số thu nợ bình quân các năm là 1617.163 tỷ chiểm tỷ trọng 78.256 % tổng doanh số thu nợ bình quân.

Biểu 2.5: Dư nợ DNVVN

Chi nhánh luôn quan tâm và chủ động trong cho vay - thu nợ, vì vậy dư nợ cho vay DNNVV qua các năm đều tăng trưởng và luôn cao hơn so với tăng trưởng du nợ của toàn chi nhánh. Năm 2008 tăng 28 %, năm 2009 do một số dự án chưa giải ngân hết trong năm nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại chỉ đạt 19 % và đến năm 2010 Chi nhánh tiếp tục giải ngân nên tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 23 %.

Cơ cấu dư nợ

Trong chiến lược hoạt động của mình, để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, hàng năm Chi nhánh luôn trú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho vay đối với các DNNVV, theo hình thức sở hữu, theo ngành nghề, cũng như theo thời hạn cho vay, để phù hợp với

sự phát triển của các DNNVV trên địa bàn, xu hướng phát triển chung của xã hội và phù hợp với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng.

Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5: Dư nợ theo thành phần kinh tế

chỉ tiêu 2008 2009 2010 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng dư nợ DNVVN 951.2 100% 1135.35 100% 1399.78 100% DNNN 127.94 13.45% 137.83 12.14% 115.34 8.24% CTCP 377.82 39.72% 479.68 42.25% 646.28 46.17% CT TNHH 411.1 43.22% 472.31 41.60% 559.07 39.94% DN tư nhân 34.34 3.61% 45.53 4.01% 79.09 5.65%

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp chi nhánh Cầu Giấy

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đang có sự dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng sẵn có của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển chung của nền kinh tế, ngân hàng Hàng Hải nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng đã ngày càng đa dạng hóa đối tượng khách hàng chủ động mở rộng cho vay với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với các DNVVN, chi nhánh đã có được một cơ cấu tài trợ theo thành phần kinh tế rất tiến bộ với tỷ trọng đối với các doanh nghiệp nhà nước khá thấp, tỷ trọng tài trợ cho các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao và có xu hướng tăng qua các năm.

Loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn không chỉ bởi nhu cầu vốn của những doanh nghiệp này thường xuyên và lớn mà còn bởi loại hình doanh nghiệp luôn có những điều kiện đủ để đáp ứng yêu cầu của chi nhánh để được cấp tín dụng năm 2010, tỷ trọng của công ty cổ phần đạt 46% và công ty trách nhiệm hữu hạn là 39,94%

Dư nợ theo ngành nghề

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp chi nhánh Cầu Giấy

Cơ cấu dư nợ cho vay DVNVV theo ngành nghề của Chi nhánh đã được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế thành phố, và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên trong cơ cấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng khá cao tỷ trọng bình quân chiếm trên 45%, đây là cũng là đặc điểm chung của một số ngân hàng hiện nay trên địa bàn nhưng là xây dựng ngành chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy để đảm bảo an toàn trong kinh doanh và phân tán rủi ro chi nhánh nên cơ cấu lại dư nợ cho vay ngành nghề này ở mức hợp lý

Biểu 2.6: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghê

Hiện nay, sự lớn mạnh và phát triển của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ cũng là đối tượng nhắm đến của nhiều ngân hàng. Nằm trong xu thế đó, tỷ trọng của DNVVN trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Năm 2010, dư nợ tín dụng đạt 612.0995 tỷ đồng, chiếm 40.23% tổng dư nợ của toàn chi nhánh.

Bảng 2.7: Dư nợ theo phương thúc cho vay

Chỉ tiêu

Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

số tiền (tỷ đồng) số tiền (tỷ đồng) 08/07 số tiền (tỷ đồng) 09/08 số tiền (tỷ đồng) 10/09 Tổng dư nợ DNVVN 744.97 951.2 1135.35 1399.78 1. Từng lần 122.92 137.9 112.21% 154.86 112.28% 132 85.24% Tỷ trọng 16.50% 14.50% 13.64% 9.43% 2. Hạn mức tín dụng 486.46 688.67 141.57% 836.75 121.50% 1024.64 122.45% Tỷ trọng 65.30% 72.40% 73.70% 73.20% 3. Theo dự án 135.58 124.61 91.90% 143.73 115.35% 243.14 169.16% Tỷ trọng 18.20% 13.10% 12.66% 17.370%

Nguồn: Bảng sao kê tín dụng chi nhánh Cầu Giấy

Tỷ trọng dư nợ đối với phương thức cho vay theo hạn mức luôn chiếm một tỷ lệ cao và có xu hướng tăng. Năm 2010 đạt 243.14 tỷ đồng, chiếm 73.2% tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ theo dự án còn giữ mức hạn chế, có xu hướng tăng nhưng chỉ tăng nhẹ do dư nợ theo dự án luôn có thời hạn cho vay dài, khó thu hồi vốn nên chi nhánh vẫn chưa thực sự phát triển dư nợ đối với phương thức này. Dư nợ theo phương thức từng lần cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2010 dư nợ đạt 132 tỷ đồng, chiếm 9.43%. Xu hướng giảm của dư nợ theo phương thức tín dụng từng lần xuất phát từ những doanh nghiệp có nhu cầu này thường là những doanh nghiệp mới với nhu cầu vay nhỏ lẻ nên chi nhánh cũng chưa thwucj sự quan tấm phát triển đối với phương thức này.

Biểu 2.7:Số lượng DNVVN

Chi nhánh Maritime Bank- Cầu giấy khồn ngừng lớn mạnh qua các năm, điều đó không những được khẳn định bởi doanh số cho vay hay dư nợ tín dụng mà còn được thể hiện thong qua số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh. Từ biểu đồ ta có thể thấy sự tăng lên không ngừng các DNVVN, đặc biệt là năm 2010 với sự thay đổi cơ cấu ngân hàng đóng góp một phần không nhỏ vào chiến dịch hoạt động của chi nhánh với số lượng DNVVN là 765 doanh nghiệp, tăng 43.26% so với năm 2009.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.8: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ xấu của DNVVN 14.84 12.15 11.9

Dư nợ cho vay của DNVVN 951.2 1135.35 1399.78

Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN 1.56% 1.07% 0.85%

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp chi nhánh Cầu Giấy

Để phát triển hoạt động tín dụng bên cạnh việc mở rộng tín dụng, chi nhánh luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, đề phòng và hạn chế rủi ro. Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ở trên là những số liệu quan trọng phần nào phản ánh được chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Trong ba năm qua, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đều thấp dưới 3%, đảm bảo tỷ lệ theo đúng QĐ 493/2005/QĐ- NHNN. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tuy không vượt mức 3% những vẫn ở mức cao

là 1.56% cho thấy chất lượng tín dụng trong giai đoạn này tiềm ẩn sự rủi ro rất lớn. Một trong những nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao khiến cho các khoản nợ của DNVVN khó có thể đảm bảo thời hạn một cách chắc chắn. Tuy nhiên, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế cũng như nỗ lực của nhân viên tín dụng ngân hàng trong việc cơ cấu và đốc thúc thu nợ đối với khách hàng mà tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đã giảm đáng kể. Đến năm 2010, tỷ lệ xấu chỉ còn ở mức 0.85% chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay của ngân hàng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w