Kiến nghị đối với ngân hàngNhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy (Trang 69 - 73)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐÓI VỚI CÁC DNVVN TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàngNhà nước Việt Nam.

Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế cho vay, thống nhất, bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình DN, gây khó khăn choDNNVV, giúp các DNVVN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của DNVVN và tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM.

Thứ hai, Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên quan đến các hoạt động của NHTM. Hệ thống thông tin hiện nay chưa thực sự đầy đủ, thiếu chính xác và chưa mang tính thời sự. Thông tin tín dụng là một vấn đề thiết yếu không thể thiếu đối với mọi NHTM. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm trợ giúp đắc lực cho các NHTM trong việc thu thập thông tin, đưa ra quyết định chính xác, phù hợp, tránh tình trạng một dự án nhiều ngân hàng cùng cho vay hoặc DN vay để đảo nợ ( vay ngân hàng này trả nợ cho ngân hàng khác), để kịp thời ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Thứ ba, Nâng cao vai trò giám sát của thanh tra ngân hàng. Công tác thanh tra phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và khoa học đảm bảo các NHTM thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động của các NHTM Việt Nam, không chỉ dừng ở mức độ phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân, mà trong tương lai còn có nhiều vận hội mới, để ngày càng vươn xa hơn hoạt động của mình ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó chiến lược phát triển DNVVN đã được Nhà nước hoạch định là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.Chính vì thế mà chính sách tín dụng hiện nay các NHTM luôn hướng tới các DNVVN, để mở rộng đầu tư và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. DNVVN đã và đang trở thành nhóm khách hàng mục tiêu, mang lại tiềm năng về doanh thu và lợi nhuận cho NHTM.

Việc nghiên cứu giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy, trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng, giúp cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển ổn định, bền vững.Sau khi nghiên cứu và về lý luận và thực tiễn luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và mở rộng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Phân tích đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng mở rộng tín dụng tại Maritime Bank- Chi nhánh Cầu Giấy từ đó rút ra những điểm mạnh, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy. Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàngNhà nước, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, để việc tổ chức thực hiện các giải pháp được nhanh chóng, thuận lợi.

Trong thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ, viên chức Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy; Sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Lê Thanh Tâm và giúp đỡ của tập thể các GS, PGS, TS, các thấy cô giáo khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn đã được hoàn thành. Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, luận văn không

tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của tất cả những ai quan tâm để đề tài này được hoàn thiện và các giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN không chỉ được thực hiện tại chi nhánh Maritime Bank – Cầu Giấy, mà còn được các NHTM khác áp dụng và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w