Pháp luật về bồi thường của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 39 - 43)

4. Cấu trúc của luận văn

2.2.Pháp luật về bồi thường của Nhật Bản

Trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản có thể được hiểu là trách nhiệm bồi hoàn của Nhà nước cho những thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra. Có ý kiến tranh luận về mặt lý thuyết liệu đây là trách nhiệm

thay thế hay là trách nhiệm trực tiếp của Nhà nước. Theo nguyên tắc trách nhiệm thay thế thì Nhà nước chỉ “gánh vác” trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do các hành vi sai trái của cán bộ nhà nước gây ra. Theo nguyên tắc trách nhiệm trực tiếp thì hành vi của các cán bộ nhà nước được xem là hành vi của Nhà nước. Vì vậy trách nhiệm bồi thường đương nhiên được xem là trách nhiệm của Nhà nước, và thực tiễn về mặt lý thuyết và các án lệ ở Nhật Bản theo nguyên tắc trách nhiệm thay thế. Bản chất trách nhiệm của Nhà nước về cơ bản được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước

Luật bồi thường nhà nước của Nhật Bản được xây dựng căn cứ vào Điều 17 Hiến pháp Nhật Bản. Theo đó, căn cứ vào những thông lệ quốc tế hiện hành, Nhật Bản không chấp nhận những khái niệm phi dân chủ về “sự

miễn trừ Nhà nước” hay “Nhà nước luôn luôn đúng” tồn tại trong chế độ dân

chủ và công khai chấp nhận khai niệm bồi thường nhà nước nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho những chủ thể chịu thiệt hại do những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước gây ra. Do đó, bồi thường nhà nước là một yêu cầu bắt buộc của Hiến pháp và điều đó lý giải tại sao Luật bồi thường nhà nước Nhật Bản được thông qua gần như đồng thời với Hiến pháp hiện hành.

- Các trường hợp thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra được nhà nước bồi thường

Nhìn chung, bất cứ thiệt hại nào do cán bộ, công chức gây ra đều được nhà nước bồi thường. Nhân tố quyết định ở đây là việc “thực hiện” hay “không thực hiện” trái với quy định pháp luật của cán bộ, công chức gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đòi bồi thường có nằm trong phạm trù “thực thi

- Các trường hợp thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra không được nhà nước bồi thường

Việc “thực hiện” hay “không thực hiện” trái với quy định pháp luật của cán bộ công chức mà không nằm trong phạm trù “thực thi quyền lực nhà nước” sẽ không được nhà nước bồi thường thiệt hại. Ví dụ, nếu nhà nước đóng vai trò là một đối tác trong một quan hệ kinh tế thông thường thì đó sẽ không được coi là “thực thi quyền lực nhà nước” vì vị trí của nhà nước lúc này là tương đương với các cá nhân hay tổ chức khác tiến hành công việc kinh doanh. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nhà nước được miễn trừ trách nhiệm mà phải chịu các trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự, trong hay ngoài hợp đồng, như những cá nhân và tổ chức khác. Tuy nhiên, cần chú ý rằng trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp ít khi có một hành động được coi là vi phạm pháp luật cho dù hành động đó nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Bồi thường nhà nuớc.

- Việt xác định thiệt hại cần được bồi thường

Về cơ bản, Bộ Luật dân sự sẽ được áp dụng đối với việc bồi thuờng nhà nuớc nếu Luật Bồi thường nhà nước không quy định khác và do đó mức độ thiệt hại và mức bồi thường sẽ được xác định căn cứ vào Điều 416 Bộ Luật dân sự, trong đó quy định những thiệt hại thông thường và thiệt hại bất khả kháng. Tuy nhiên những tiêu chí để xác định loại thiệt hại là không cố định và phụ thuộc vào việc giải thích luật cũng như áp dụng luật trong các trường hợp cụ thể, vì vậy không thể đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất cho việc xác định mức độ thiệt hại.

- Cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại và thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại

Nhìn chung, khoản bồi thường sẽ được Bộ Tài chính thanh toán từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại trên thực tế là cơ quan quản lý cán bộ, công chức đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đang công tác. Cơ quan này sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết, thông báo cho Bộ Tài chính về khoản kinh phí cần thiết cho việc bồi thường, nhận khoản kinh phí đó từ Bộ Tài chính và chuyển tới tổ chức, cá nhân được bồi thường.

Trong trường hợp nhà nước không nhận trách nhiệm về thiệt hại đã gây ra và không nhận trách nhiệm bồi thường, vụ việc sẽ được xử lý theo các thủ tục tố tụng dân sự thông thường với bị đơn là Bộ trưởng Bộ Tư pháp (theo Luật về quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong các tranh chấp liên quan đến lợi ích của Nhà nước). Các hoạt động bào chữa thực tế trong các vụ tranh chấp do một “chưởng lý chỉ định” và Bộ trưởng Bộ Tư pháp lựa chọn.

- Trách nhiệm bồi hoàn/hoàn trả của cán bộ, công chức

Đối với người bị thiệt hại, nhà nước là người duy nhất chịu trách nhiệm trước mọi thiệt hại gây ra. Về mặt lý thuyết cũng như trong các trường hợp đã áp dụng Luật Bồi thường nhà nước, bên nguyên đơn không được phép đòi bồi thường trực tiếp từ người thi hành công vụ. Đối với nhà nước, công chức thực thi công vụ có thể phải hoàn trả khoản bồi thường cho nhà nước trong những trường hợp cố ý hay bất cẩn gây ra hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trường hợp này cũng ít khi xảy ra trên thực tế.

- Kinh phí bồi thường

Kinh phí bồi thường được lấy từ ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quản lý. Trong ngôn ngữ kế toán, khoản chi cho bồi thường nhà nước nằm trong mục “bồi thường và hoàn trả” của phần “Chi tiêu”.

- Quản lý nhà nước về bồi thường thiệt hại

Không có khái niệm cụ thể về “Quản lý nhà nước về bồi thường thiệt hại” tại Nhật Bản. Các khoản bồi thuờng được quyết định bởi cấp bộ hay chính phủ, và trong những trường hợp khác là được xử lý tại toà án.

- Thiệt hại do hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật đem lại có được bồi thường

Về mặt lý thuyết có thể sẽ xảy ra vì Luật Bồi thường Nhà nước Nhật Bản không loại trừ lĩnh vực lập pháp và tư pháp. Trên thực tế tại Nhật Bản cũng đã có trường hợp phải bồi thường thiệt hại do hoạt động ban hành văn bản pháp luật gây ra, đó là trường hợp Luật Y tế và Luật Bầu cử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 39 - 43)