Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động lập pháp, lập

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 110 - 113)

4. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động lập pháp, lập

lập quy

định miễn trừ khỏi chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hoạt động lập pháp, lập quy. Hoạt động lập pháp, lập quy không bị coi là hành vi có khả năng hây ra trách nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với việc bồi thường thiệt hại, vì bản chất của các luật là trừu tượng và mang tính chung chung, do đó, nếu không có hành vi tiếp theo của công chức thì một cá nhân có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hành vi đó. Tuy nhiên, hoạt động lập pháp có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của nhân dân trong một vài trường hợp thật đặc biệt, chẳng hạn như trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật làm hạn chế quyền sở hữu, vì dụ: việc quốc hữu hóa hoặc trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu gần tới mức giống như việc quốc hữu hóa thì lý do của việc bồi thường là ở chỗ, tài sản chỉ tồn tại trong phạm vi mà pháp luật đã định nghĩa trước. Các thay đổi trong hoạt động lập pháp, nhất là thay đổi các quy định về định nghĩa tài sản có thể làm thay đổi khái niệm về tài sản. Điều này dẫn đến việc tài sản hoặc phần của tài sản có thể bị tước đi bằng con đường lập pháp.

Mặt khác, hình thức bồi thường lập pháp khác với bồi thường hành pháp và tư pháp. Trong hệ thống bầu cử ủy thác thì nghị sĩ có toàn quyền trong việc thể hiện ý chí của mình mà khoong thuộc vào ý chí của cử tri, hành vi ủy thách của cử tri hoàn toàn hoàn tất sau việc bỏ phiếu bầu cử, mà người cử tri không thể rút lại được nữa, trừ những trường hợp đặc biệt. Sự thiệt hại này thuộc về chủ trương, đường lối, người dân chỉ có thể xử lý bằng các cuộc bỏ phiếu tiếp theo việc bỏ phiếu thay đổi lực lượng cầm quyền, thay đổi chính phủ thay đổi thành phần chính phủ mà không nhất thiết phải bồi thường thiệt hại một cách cụ thể cho từng đối tượng như trong hoạt động bồi thường của hành pháp và tư pháp. Nhiều khi sự bồi thường được thể hiện bằng sự công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự thay đổi thành phần chính phủ và sự công khai xin lỗi nghĩa là sự bồi thường đã được hoàn tất.

Đây là trách nhiệm chính trị nên thường là rất tính toán cụ thể cho việc bồi thường. Ví dụ: chủ trương cải cách ruộng đất, chủ trương quốc hữu hóa diễn ra ở Việt Nam trước đây.

Qua kinh nghiệm một số nước cho thấy, hầu hết các nước không loại trừ lĩnh vực lập pháp ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Tuy nhiên, việc quy định bồi thường đối với lĩnh vực này thường được quy định một cách rất hạn chế trong việc áp dụng các quy định bồi thường. Điều này tùy thuộc vào nhận thức, cách giải thích và áp dụng pháp luật của Tòa án trong từng thời kỳ cụ thể. Trong khi đó, nội dung của sự bồi thường đối với một chủ trương, chính sách sai lầm gây tổn thất cho dân chúng thường năm trong nghĩa vụ xin nhân sai lầm, trả lại quyền lợi cho người bị hại, phục hồi danh dự, khôi phục lại nguyên trạng nếu có… thông qua các phiên họp công khau. Trên cơ sở đó đề ra các chủ trương chính sách bồi thường chứa đựng trong các văn bản pháp luật buộc các cơ quan hành pháp phải thực hiện.

Do vậy, trong thời gian tới nước ta cần phải nghiên cứu, cân nhắc quy định pháp luật bồi thường thiệt hại trong hoạt động lập pháp trong một số trường hợp nhất định chứ không nên chỉ giới hạn đối lĩnh vực hành pháp và tư pháp. Bên cạnh đó, việc quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động lập quy là phù hợp với nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường của nhà nước được quy định trong Hiến pháp. Mặt khác, việc mở rộng phạm vi bồi thường này góp phần ngăn ngừa sự tùy tiện, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

Vì vậy, để bảo vệ quyền con người như là một mục tiêu thiết yếu thì các quy định về quyền con người và tổ chức, lề lối làm việc của nhà nước cần

được phân định rõ công việc của nhà nước để làm cho công việc nhà nước được giải quyết hiệu quả, chống lạm quyền, xác định rõ trách nhiệm và bảo vệ con người.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)