Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 61 - 72)

4. Cấu trúc của luận văn

2.6.Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Hàn Quốc

Hiến pháp Hàn Quốc quy định: trong trường hợp một người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi một công chức nhà nước trong

khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì có quyền đòi bồi thường thiệt hại từ Nhà nước hoặc tổ chức công theo quy định của pháp luật. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, Luật bồi thường nhà nước Hàn Quốc đề ra các mục tiêu: Tạo ra một cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ với cơ quan nhà nước; bảo đảm hành vi công chức là hợp pháp, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức; tăng cường môi trường pháp luật bình đẳng.

Luật bồi thường nhà nước Hàn Quốc được ban hành năm 1967 không quy định cụ thể phạm vi bồi thường nhà nước (tư pháp, hành pháp hay lập pháp), nhưng giống như Nhật Bản, Nhà nước Hàn Quốc phải bồi thường trong cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Luật bồi thường nhà nước Hàn Quốc đã xác định Nhà nước phải bồi thường trong những lĩnh vực hoạt động nào và đã sử dụng một số thuật ngữ rất chung để quy định về những hoạt động mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Như vậy, về cơ bản, Luật bồi thường nhà nước Hàn Quốc không dùng phương pháp liệt kê mà dùng phương pháp khái quát và quy định điều kiện chung về trách nhiệm bồi thường nhà nước giống như Nhật Bản. So với phương pháp liệt kê, phương pháp này đảm bảo được sự ổn định của hệ thống pháp luật và đảm bảo tốt hơn quyền của công dân.

- Bồi thường thiệt hại do tài sản của Nhà nước gây ra: thiệt hại do tài sản công của Nhà nước Hàn Quốc gây ra được bồi thường theo Luật bồi thường nhà nước (Điều 5). Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia pháp lý Hàn Quốc thì Việt Nam chưa nên đưa phạm vi bồi thường do tài sản của Nhà nước gây ra thiệt hại vào Luật bồi thường nhà nước vào thời điểm này.

Ở Hàn Quốc, phạm vi công chức nhà nước tương đối rộng. Pháp luật Hàn Quốc không có khái niệm công chức và viên chức. Cá nhân được giao công vụ Nhà nước được coi là công chức nhà nước.

Hoạt động công vụ, theo truyền thống, chức năng của các cơ quan công được chia thành 3 loại: chức năng công được ủy quyền như thu thuế, cấp phép; chức năng công không ủy quyền như quản lý thư viện quốc gia; chức năng kinh tế tư nhân như hợp đồng mua sắm chính phủ.

Trong ba loại nêu trên, Luật bồi thường nhà nước Hàn Quốc áp dụng đối với các chức năng được ủy quyền và không được ủy quyền. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Pháp luật Hàn Quốc sử dụng từ “thi hành công việc” chứ không phải “thực thi

quyền lực”, nghĩa là một số công vụ không hề có liên quan đến việc thực thi

quyền lực nhưng nếu gây ra thiệt hại thì Nhà nước cũng có trách nhiệm bồi thường.

Về lý thuyết, công vụ bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, không dễ xác định trách nhiệm pháp lý đối với hoạt động lập pháp. Đối với việc thực hiện chức năng kinh tế tư nhân thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được giải quyết theo quy định của Luật dân sự và thủ tục tố tụng dân sự.

- Mô hình cơ quan giải quyết bồi thường

Trên thế giới có 2 mô hình: mô hình phân tán, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc (không có một cơ quan cụ thể thay mặt cho Nhà nước đứng ra giải quyết bồi thường; khi một công chức gây thiệt hại thì cơ quan trực tiếp quản lý công chức phải bồi thường); mô hình tập trung, trong đó điển hình là Nhật Bản (công chức do trung ương quản lý, khi gây thiệt hại thì người bị thiệt hại chỉ kiện một người duy nhất là Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Ngoài Tòa

án, ở Hàn Quốc cũng giống như Nhật Bản có cơ quan hành chính được giao thẩm quyền giải quyết bồi thường (giải quyết bồi thường ngoài tố tụng). Cơ quan đó là Hội đồng bồi thường nhà nước (ở trung ương) và Hội đồng bồi thường nhà nước khu vực (ở các địa phương). Cơ quan giải quyết bồi thường là Hội đồng bồi thường nhà nước, gồm 2 cấp: cấp vùng ở địa phương, cấp trung ương tại Bộ Tư pháp.

Hội đồng bồi thường nhà nước cấp trung ương xem xét yêu cầu đòi bồi thường đối với Nhà nước hoặc chính quyền trung ương; Hội đồng bồi thường nhà nước cấp vùng xem xét yêu cầu đòi bồi thường đối với cơ quan ở địa phương. Ngoài ra, còn có Hội đồng đặc biệt được thành lập ở Bộ Quốc phòng để xem xét đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do các quan nhân hoặc công chức quốc phòng gây ra cho người khác.

Chủ tịch Hội đồng bồi thường nhà nước cấp vùng là Phó trưởng phòng các văn phòng công tố, còn 4 thành viên nữa do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc chỉ định bao gồm: cán bộ phòng công tố, một người của Tòa án, một người hoạt động chuyên trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, và người cuối cùng là người nghiên cứu và tham gia vào các hoạt động của luật dân sự. Việc giải quyết bồi thường phải được giải quyết trước tại địa phương; Hội đồng này có thẩm quyền giải quyết đối với những trường hợp bồi thường khoảng dưới 50 ngàn đô la. Trường hợp lớn hơn 50 ngàn đô la hoặc khó xác định được mức bồi thường thì Hội đồng bồi thường nhà nước cấp vùng phải chuyển lên Hội đồng bồi thường nhà nước trung ương giải quyết.

Hội đồng cấp vùng khi nhận được đơn yêu cầu bồi thường phải tiến hành ngay việc xem xét, thu thập chứng cứ như thẩm vấn người làm chứng, xem xét hiện trường để thảo luận và quyết định việc bồi thường hoặc bác đơn yêu cầu; thời hạn quy định cho việc thực hiện công việc này là 4 tuần.

Nếu thấy cần khoản chi trả khẩn cấp thì Hội đồng cấp vùng quyết định việc chi trả trước một phần các chi phí về ma chay, sửa chữa, khắc phục.

Trong trường hợp bị Hội đồng bồi thường nhà nước cấp vùng bác đơn yêu cầu hoặc không xét thì nguyên đơn có thể gửi yêu cầu đến Hội đồng bồi thường nhà nước cấp trung ương trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày bản sao quyết định có chứng thực gốc được tống đạt đến họ. Trong trường hợp này, Hội đồng bồi thường nhà nước cấp vùng phải gửi toàn bộ hồ sơ đến Hội đồng bồi thường nhà nước cấp trung ương trong thời gian 1 tuần.

Hội đồng bồi thường nhà nước cấp trung ương được thành lập ở Bộ Tư pháp; Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Hội đồng gồm có 7 thành viên, 6 người còn lại là: Trưởng phòng hành chính của Bộ Tư pháp, Chánh án tòa án, bác sỹ, luật sư, cán bộ làm trong lĩnh vực nghiên cứu luật bồi thường nhà nước, và cán bộ làm trong lĩnh vực luật dân sự.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền giám sát hoạt động của Hội đồng bồi thường nhà nước; có thể ra lệnh hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý và chỉ đạo Hội đồng bồi thường nhà nước.

Ở Hàn Quốc, nếu người bị thiệt hại không hài lòng với quyết định của Hội đồng bồi thường nhà nước ở cấp trung ương thì họ chỉ có cách duy nhất là kiện ra Tòa án.

Từ năm 2000, người bị hại có quyền kiện thẳng ra Tòa án mà không cần bắt buộc phải qua Hội đồng bội thường nhà nước như trước đây.

- Về đền bù hình sự: để đền bù cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, Hàn Quốc đã ban hành Luật đền bù hình sự năm 1958. Theo Luật này thì một người được tuyên bố là vô tội và nếu trước khi tuyên bố vôi tội mà người này bị giam giữ thì được bồi thường; mức bội thường được xác định ít nhất là ½ đô la một này cho tới mức tối đa đã được quy định trong Sắc

lệnh của Tổng thống (Tổng thống là người quyết định mức trần, còn Quốc hội quyết định mức sàn). Trong từng vụ việc cụ thể, Tòa án đã tuyên bố vô tội có quyền quyết định mức bồi thường.

Bản chất của việc đền bù hình sự khác hẳn với bồi thường nhà nước. Để quy được trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước theo Luật bồi thường nhà nước thì người bị hại phải xác định được rõ công chức nào đã thực hiện hành vi sai trái, nhưng theo Luật đền bù hình sự thì không cần tìm hiểu cá nhân nào trực tiếp gây ra thiệt hại để quyết định có được đền bù hay không mà chỉ cần xem xét về mức đền bù. Nếu thẩm phán hoặc kiểm sát viên cố tình đưa ra những quyết định sai trái thì người bị oan có thể yêu cầu bồi thường theo Luật bồi thường nhà nước chứ không nhất thiết phải theo Luật đền bù hình sự.

Để giải quyết việc đền bù hình sự, một Hội đồng đặc biệt được thành lập tại văn phòng công tố vùng, có tên riêng là “Hội đồng đền bù” đối với những người đã bị oan, chứ không phải là Hội đồng bồi thường nhà nước như trong Luật bồi thường nhà nước. Trong trường hợp này, không cần chứng minh công tố viên đã có hành vi sai trái, mà Nhà nước vẫn phải đền bù những thiệt hại đã gây ra cho người bị oan.

- Các trường hợp được đền bù

+ Một cá nhân được tuyên là vô tội theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc thủ tục phúc thẩm đặc biệt theo quy định trong Luật tố tụng hình sự mà bị giam giữ trong thời gian xét xử, có quyền yêu cầu Nhà nước đền bù thiệt hại vì bị giam giữ.

+ Một cá nhân được tuyên là vô tội theo thủ tục phúc thẩm sau thời hạn kháng cáo hoặc theo thủ tục phúc thẩm đặc biệt mà đã bị giam giữ hoặc chịu hình phạt theo quy định của bản án sơ thẩm, có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại

- Tòa án giải quyết

Tòa án đã tuyên là vô tội là tòa án thụ lý yêu cầu đòi bồi thường. Tòa án ra quyết định sau khi nghe ý kiến của công tố viên và người đòi bồi thường. Tòa án tuyên bố là vô tội và quyết định mức bồi thường nhưng việc bồi thường sẽ được thực hiện bởi văn phòng công tố và cũng chính là bị đơn trong vụ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thủ tục thanh toán

Cá nhân nào muốn thanh toán tiền bồi thường phải nộp quyết định bồi thường của Tòa án và yêu cầu thanh toán bồi thường bằng văn bản cho Cơ quan hành chính công tố công tương ứng với Tòa án đã ra quyết định bồi thường trong vòng 1 năm.

- Mô hình tố tụng và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường

Tòa hành chính là cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vần đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước. Luật áp dụng là Luật bồi thường nhà nước Hàn Quốc năm 1951. Luật này chỉ có 17 điều, không đủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường nhà nước. Do vậy, khi có vấn đề không được đề cập đến trong Luật bồi thường nhà nước thì sử dụng Bộ luật dân sự.

Một cơ quan nhà nước bác bỏ một giấy phép kinh doanh nào đó, việc bác bỏ đó là trái phép thì cá nhân chịu ảnh hưởng bởi quyết định hành chính này có hai lựa chọn để giải quyết: Một là phản đối quyết định đó và hai là yêu cầu bồi thường việc ra quyết định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể phản đối quyết định của cơ quan này, thì có thể kiện ra tòa hành chính nhưng trước đó phải đến tòa dân sự để lấy bồi thường. Tòa dân sự phải quyết định việc từ chối cấp phép đó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Việc

quyết định một quyết định hành chính là hợp pháp hay bất hợp pháp thuộc về tòa hành chính, nhưng tòa dân sự cũng có thể quyết định được điều này. Tòa dân sự không có quyền hủy quyết định, mà chỉ được tuyên bố hành vi đó là hợp pháp hay không. Nghĩa là tòa dân sự có thể tuyên bố quyết định nhập khẩu là hợp pháp hay không, nhưng phán quyết này không có hiệu lực pháp luật ngay lập tức; cá nhân này không thể nhập khẩu qua hải quan, nhưng vẫn nhận được một khoản tiền bồi thường từ Tòa dân sự.

- Trách nhiệm hoàn trả của công chức

Sau khi Nhà nước bồi thường cho bên bị thiệt hại thì Nhà nước có thể yêu cầu công chức bồi hoàn cho Nhà nước nếu lỗi này là lỗi cố ý; còn lỗi vô ý do bất cẩn thì Nhà nước không yêu cầu công chức bồi hoàn.

- Quỹ bồi thường

Quỹ bồi thường nhà nước là một quỹ tập trung, về mặt cơ bản việc bồi thường nhà nước sẽ được thực hiện từ ngân sách của Nhà nước do Bộ Tư pháp Hàn Quốc quản lý. Như vậy, khi cơ quan nhà nước có công chức gây ra thiệt hại thì Bộ Tư pháp phải thanh toán khoản tiền này. Tuy nhiên, có một Quỹ đặc biệt, đó là Quỹ danh cho những quân nhân trong quân đội. Khi một quân nhân bị trúng đạn của một quân nhân khác, thì việc bồi thường được thực hiện qua Quỹ này do Bộ Quốc phòng quản lý. Đối với cấp địa phương thì việc bồi thường nhà nước liên quan đến chính quyền địa phương được sử dụng ngân sách của chính địa phương.

Tóm lại, qua nghiên cứu các chế định pháp luật về bồi thường thiệt hại của một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy rằng chế định pháp luật về bồi thường nhà nước ở các quốc gia đã được các nước xây dựng và thừa nhận từ rất lâu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai). Mặc dù, mỗi quốc gia có một quy

đặc thù của mỗi nước, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điểm tương đồng của các quy định pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường nhà nước. Như đối với Nhà nước Cộng hòa liên bang Đức không có một luật riêng quy định về trách nhiệm bồi thường nhà nước, mà chỉ có các quy định về trách nhiệm bồi thường nhà nước, trách nhiệm của công chức nằm tản mản trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các luật khác. Năm 1969, Cộng hòa dân chủ Đức trước đây có ban hành Luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước. Luật này được áp dụng trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức cho đến khi thống nhất nước Đức năm 1990. Sau khi thống nhất nước Đức, một số nội dung của Luật này được một số bang của Cộng hòa liên bang Đức tiếp nhận và chuyển thành pháp luật của tiểu bang ở Cộng hòa liên bang Đức. Khác với một số quốc gia theo hệ thống pháp luật thành văn khác (như Nhật Bản, Trung Quốc), Cộng hoà Pháp không có một đạo luật riêng biệt về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Chế định về trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong pháp luật Pháp nằm tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau và có phạm vi khá rộng. Vào thời điểm khi mới hình thành, chế định này không phải là kết quả trực tiếp của một quy trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật cụ thể, nghĩa là không xuất phát từ ý chí của nhà lập pháp, mà nó là kết quả của thực tiễn xét xử của các toà án Pháp. Còn ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì pháp luật bồi thường thiệt hại được quy định theo hướng quy định điều kiện chùng về trách nhiệm bồi thường nhà nước giống nhau.

Chương 3

XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT

VỀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM

3.1. Sự hình thành phát triển và thực thi pháp luật bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ ở Việt Nam

Việt Nam đã và đang xây dựng một nhà nước pháp quyền, một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân và nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 61 - 72)