4. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Phạm vi trách nhiệm bồi thường
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở quan điểm phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước cần phải được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật dân sự năm 2005 đã ghi nhận nguyên tắc Nhà nước có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ, nhưng trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo tính khả thi của Luật này thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần được xác định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; khả năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Trong quá trình thảo luận xây dựng Luật này, cũng còn có nhiều ý kiến cho cho rằng cần quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong cả lĩnh vực xây dựng pháp luật. Vấn đề này đã được đặt ra trong quá trình soạn thảo, thẩm tra dự án Luật này, cũng như khi xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền định ra các quy tắc xử sự chung và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân trong những quan hệ xã hội nhất định. Hoạt động này tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội trên phạm vi cả nước hoặc từng địa phương hoặc đối với một số đối tượng nhất định chứ không phải đối với từng cá nhân, tổ chức cụ thể. Do đó, việc xác định một văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật có thể gây thiệt hại đã có cơ chế kiểm
tra, giám sát để xử lý theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, trong từng lĩnh vực, các trường hợp được Nhà nước bồi thường được liệt kê cụ thể:
Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước
Theo quy định tại Điều 13 của Luật thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
2. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
3. Áp dụng các biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;
4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;
6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;
7. Áp dụng thủ tục hải quan;
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;
11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Trước khi ban hành Luật TNBTCNN, việc bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc ban hành NQ 388 một mặt phản ánh tính nhất quán và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm, tôn trọng và đề cao quyền công dân, quyền con người, do đó có ý nghĩa rất to lớn trong việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, mặt khác việc thực hiện Nghị quyết số 388 đã góp phần rất lớn trong việc đề cao ý thức trách nhiệm và sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, bước đầu hạn chế được các vi phạm dẫn đến làm oan do tiêu cực hoặc do thiếu trách nhiệm, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện NQ 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy không có gì khó khăn, vướng mắc, vì vậy, trong quá trình xây dựng Luật TNBTCNN, các nội dung cơ bản của NQ 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó có nội dung về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự) đã được Luật hoá.
Theo quy định tại Điều 26 thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi
phạm tội;
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
4. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn
gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
6. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
7. Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được bồi thường.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Đây là vấn đề bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó có tố tụng dân sự, tố tụng hành chính) đã được ghi nhận trong Bộ luật dân sự và pháp luật về tố tụng, nhưng khác so với bồi thường trong tố tụng hình sự, vấn đề bồi thường trong tố tụng dân sự, hành chính chưa có pháp luật quy định cụ thể và cũng chưa có tổng kết, đánh giá. Chính vì vậy, Luật TNBTCNN chỉ quy định một số trường hợp được Nhà nước bồi thường, cụ thể là, Điều 28 quy định, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
4. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án
Luật TNBTCNN quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự như sau:
Điều 38. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc cố ý không ra các quyết định: a) Thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án; c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. e) Hoãn thi hành án;
g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; h) Tiếp tục thi hành án.
2. Tổ chức thi hành hoặc cố ý không tổ chức thi hành các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 39. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình không kiểm tra các điều kiện của người bị kết án, vẫn ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;
2. Giam người quá thời hạn phải thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định của Toà án;
3. Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.
4. Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đặc xá, quyết định đại xá.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại (Nghị quyết 388) thì chưa quy định như thế nào là người “không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, “ không thực hiện hành vi phạm tội”, dẫn đến nhận thức khác nhau về trường hợp được bồi thường thiệt hại. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng người bị oan là người không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào kể cả về hình sự, hành chính, dân sự. Loại ý kiến khác cho rằng, người không thực hiện hành vi phạm tội” cũng là người không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào hoặc là người có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó chưa cấu thành tội phạm. Trong thực tiễn việc xác định các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc toà án tuyên không phạm tội thì việc xác định trường hợp được bồi thường, không được bồi thường gặp khó khăn. Đã có những trường hợp, người được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án có đơn yêu cầu được bồi thường vì cho rằng mình đã bị bắt,
giam giữ, khởi tố, nhưng không được chấp nhận vì đó không phải là người bị oan. Có ý kiến cho rằng, các cơ quan tư pháp đã làm oan công dân, nay lại thoái thác trách nhiệm bồi thường, gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến khiếu nại kéo dài. Đặc biệt đối với các trường hợp mà quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án không nêu rõ lý do đình chỉ hoặc ghi là “ miễn trách nhiệm hình sự”, “không đủ yếu tố cấu thành tội phạm”, làm cho việc xác định người đó thuộc diện bồi thường theo Nghị quyết 388 gặp khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này, cần làm rõ nội hàm của các khái niệm “không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” và “không thực hiện hành vi phạm tội”. Bên cạnh đó, Nghị quyết 388 chưa quy định trường hợp người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện một hoặc một số tội. Vấn đề này, Thông tư 01 quy định: “người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội về nhiều tội trong cùng một vụ án mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng xác định người đó dù chỉ phạm một tội, còn các tội khác họ không thực hiện”, thì thuộc trường hợp không được bồi thường. Hướng dẫn như vậy không phù hợp với nguyên tắc của hình luật quốc tế là “vô luật vô tội, vô tội vô hình”, theo đó người bị “oan” về một hoặc một số tội phải được bồi thường thiệt hại. Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này không phải là trường hợp bị oan mà là người không thực hiện một phần hành vi phạm tội nên không được bồi thường thiệt hại. Hoặc Nghị quyết 388 chưa quy định hết các trường hợp được bồi thường thiệt hại như các trường hợp sau: “Khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”; “Người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh mà bị oan vì họ cũng không thực hiện hành vi phạm tội”; “Người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bị kết
định hành vi của họ thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ hoặc thuộc trường hợp “ phòng vệ chính đáng”; “tình thế cấp thiết”. Những trường hợp này phải đình chỉ vụ án, tuyên bố không phạm tội”, thì cũng được bồi thường thiệt hại vì những người này không thực hiện hành vi phạm tội hoặc có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong “phòng vệ chính đáng”; “tình thế cấp thiết” nhưng họ không có lỗi và được pháp luật hình sự bảo vệ.
Quyền yêu cầu bồi thường và căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
Quan hệ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định là quan hệ dân sự đặc thù, vì vậy, khác với các quan hệ pháp luật dân sự thông thường, Luật TNBTCNN không quy định quyền được yêu cầu bồi thường ngay của người bị thiệt hại mà phải có văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật.
Việc quy định như vậy là thể hiện rõ một trong những nguyên tắc xuyên suốt của Luật là Luật TNBTCNN phải bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và lợi ích của Nhà nước, tức là