Pháp luật về bồi thường Nhà nước của Ca – na – đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 43 - 49)

4. Cấu trúc của luận văn

2.3.Pháp luật về bồi thường Nhà nước của Ca – na – đa

Luật về trách nhiệm nhà nước Ca – na – đa được ban hành năm 1953, Luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với tất cả các loại thiệt hại ngoài hợp đồng do cơ quan, công chức nhà nước cố ý hoặc vô ý gây ra. Theo Luật này thì Nhà nước có thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do cơ quan, công chức của mình gây ra như các cá nhân khác quy định của pháp luật dân sự nói chung. Năm 1990, Luật này được thay thế bởi Luật thủ tục và trách nhiệm nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Ca – na – đa cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục liên quan đến thủ tục tố tụng ở cấp liên ban.

Luật thủ tục và trách nhiệm của Nhà nước không hạn chế về phạm vi bồi thường nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Theo quy định tại Điều 3 của Luật này thì Nhà nước chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do lỗi của cơ quan, công chức thừa hành công vụ mà không xác định như một loại trách nhiệm nào. Trách

nhiệm bồi thường nhà nước được xác định như một loại trách nhiệm ngoài hợp đồng, theo đó, Nhà nước được xác định như một loại trách nhiệm như cá nhân đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng do cơ quan, công chức thừa hành công vụ gây ra. Ngoài ra, Điều 3 còn quy định phạm vi trong việc nắm giữ, chiếm giữ, sở hữu tài sản hoặc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc dưới sự chiếm giữ của Nhà nước gây ra. Cũng theo Điều 8 của Luật này, Nhà nước không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp vì mục đích bảo vệ đất nước hoặc hoạt động huấn luyện và duy trì quân đội.

Tuy nhiên, điều đó không nghĩa là tổ chức, cá nân có thể kiện đòi Nhà nước bồi thường thiệt hại trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình. Việc xác định trách nhiệm của Nhà nước được thiết lập như một loại trách nhiệm ngoài hợp đồng, tức theo luật tư. Theo án lệ, nguyên tắc của luật công đã dành cho cơ quan công quyền miễn trừ khỏi yêu cầu bồi thường thiệt hại do phạm vi hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể. Theo đó, một số quyết định của cơ quan công quyền không phải là đối tượng khởi kiện theo luật tư, cụ thể: quyết định lập pháp, xét xử các quyết định có tính chất phức tạp; quyết định mang tính chính sách; quyết định khởi tố, truy tố.

Như vậy, có thể thấy việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nhà nước được miễn trừ trong hai lĩnh vực lập pháp và tư pháp. Việc không quy định kiện đòi bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự là nhằm phù hợp với tính chất độc lập trong hoạt động xét xử, cần tạo cho thẩm phán tự tin khi ra phán quyết, không e sợ việc có thể bị kiện đòi bồi thường khi có sai lầm trong việc ra phán quyết. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những trường hợp bị tổn thất, thiệt hại do hậu quả các quyết định trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp thì không được đền bù. Tổn thất, thiệt hại gây ra trong lĩnh vực này không phải là đối tượng bị khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật

này nhưng vẫn có thể được đền bù theo cơ chế khác nhau như cơ chế đền bù hình sự, cơ chế đền bù cho nạn nhân tội phạm tại các bang.

- Chủ thể của quan hệ bồi thường nhà nước

Theo quy định tại Điều 3 về Luật thủ tục và trách nhiệm nhà nước thì Nhà nước chịu trách nhiệm về những thiệt hại do lỗi của cơ quan, công chức Nhà nước gây rado hoạt động của một vật thuộc sự chiếm giữ hoặc sở hữu của nhà nước hoặc gây ra do lỗi của Nhà nước với tư cách là người chiếm giữ hoặc chủ sở hữu. Với quy định tại Điều 3 Luật này thì trách nhiệm của Nhà nước dường như được hiểu là trách nhiệm thay thế mà không phải là trách nhiệm trực tiếp đối với hành vi sai trái của cơ quan, công chức nhà nước [17]. Nội dung được thể hiện rõ tại Điều 10 của Luật này, theo đó để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì người khởi kiện phải chứng minh có đủ căn cứ pháp lý để khởi kiện bản thân cơ quan, công chức nhà nước đã thực hiện hành vi sai trái. Điều đó có nghĩa là phải chứng minh cơ quan, công chức nhà nước có hành vi lạm dụng công quyền hoặc có nghĩa vụ cẩn trọng trong hành động với người khởi kiện nhưng đã vi phạm nghĩa vụ này dẫn đến gây thiệt hại cho người khởi kiện. Do đó, theo quy định của Luật này, để xác lập trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì trước hết phải xác lập trách nhiệm bồi thường của chính bản thân cơ quan, công chức đã có hành vi vi phạm.

- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước

Do quan niệm trách nhiệm bồi thường của nhà nước như là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên quy định về cơ sở phát sinh trách nhiệm của Nhà nước cũng như yêu cầu khởi kiện bồi thường thiệt hại tương tự như trong pháp luật dân sự thông thường, bao gồm đủ các yếu tố:

+ Có hành vi trái pháp luật; + Có lỗi cố ý hoặc vô ý;

+ Có thiệt hại xảy ra;

+ Có quan hệ nhân quả giữ hành vi và thiệt hại đã xảy ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do lỗi bất cẩn được thiết lập nếu người khiếu nại chứng minh được rằng pháp luật có quy định nghĩa vụ cẩn trọng trong hoạt động công vụ và công chức Nhà nước đã có vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng, có mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng và thiệt hại xảy ra [17].

Trách nhiệm trong trường hợp lạm dụng công quyền được xác lập với điều kiện người thực hiện hành vi vi phạ phải là công chức nhà nước, hành vi gây ra thiệt hại phải liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền hoặc quyền lực đã được pháp luật quy định và hành vi vi phạm phải cố ý.

- Phạm vi được bồi thường thiệt hại

Nghiên cứu các quy định của Luật về thủ tục và trách nhiệm ở nước Ca – na – đa, không thấy có một quy định nào hạn chế về các loại và mức thiệt hại được bồi thường, ngoại trừ quy định giới hạn mức bồi thường trong trường hợp xâm phạm bí mật cá nhân. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì Luật này có tính chất là một luật thủ tục nên vấn đề loại và mức thiệt hại được bồi thường không đặt ra. Việc kiện đòi bồi thường đối với Nhà nước được thực hiện như một vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên phạm vi thiệt hại được bồi thường sẽ được xác định thông qua xét xử của Tòa án. Tại Điều 9 của Luật này giao quyền cho các thẩm phán quyết định mức bồi thường thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất, cũng như chi phí khác mà người bị thiệt hại và gia đình họ phải bỏ ra để khôi phục thiệt hại, miễn là yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định là có căn cứ và hợp lý trong phạm vi khả năng thanh toán của ngân sách nhà nước.

Trong lĩnh vực hình sự, việc đền bù thiệt hại cho người bị oan sai được quy định mềm dẻo về các khoản và mức thiệt hại được bồi thường. Các yếu tố sau đây thường được xem xét khi tính toán mức đền bù thiệt hại, tổn thất cho người bị buộc tội oan như: việc bị mất tự do; sự nổi tiếng, bị làm nhục hoặc ghét bỏ; đau đớn về thể xác hoặc tinh thần…

- Thủ tục thực hiện yêu cầu bồi hoàn

+ Về thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này về thủ tục và trách nhiệm nhà nước

Theo quy định tại Điều 21 của Luật này thì Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện Nhà nước bồi thường thiệt hại. Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp cao của từng bang nơi xảy ra vụ việc, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án liên bang. Tòa án của bang không có thẩm quyền giải quyết nếu vụ việc đã được thụ lý bởi Tòa án liên bang. Đối với thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thì cơ quan đại diện cho Nhà nước đứng ra trước Tòa án để giải quyết là Tổng chưởng lý Ca – na – đa hoặc trong trường hợp cơ quan là bị đơn đó phải ra trước Tòa án. Đơn yêu cầu được nộp trực tiếp đến Phó tổng chưởng lý hoặc chính người chịu trách nhiệm quản lý cơ quan bị khởi kiện. Văn bản hướng dẫn của Chính phủ đã có quy định cụ thể địa chỉ nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phù hợp với từng khu vực.

Tổng chưởng lý phải có văn bản trả lời yêu cầu trong thời hạn, kể từ ngày nhận đơn hoặc trong thời hạn quy định ở từng bang, trường hợp có thời hạn dài hơn thì phải được sự chấp thuận của Tòa án.

+ Về thủ tục đền bù khi có sai lầm trong bản án hình sự

Bộ luật hình sự của Ca – na – đa năm 1985 đã dành một chương quy định về việc xem xét lại bản án, quyết định hình sự của Tòa án. Theo đó,

người cho rằng mình bị buộc tội oan hoặc đại diện của người đó có thể gửi đơn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành điều tra, xem xét lại tính đúng đắn của bản án mà Tòa án đã tuyên. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ tiến hành nghiên cứu vụ việc, tham vấn ý kiến của Tòa án phúc thẩm và ra quyết định trả lại đơn yêu cầu hoặc đề nghị Tòa án xét xử lại vụ việc khi có căn cứ nghi ngờ đã có sai lầm nghiêm trọng khi xét xử vụ án. Vấn đề đền bù thiệt hại có thể được đặt ra khi Tòa án tuyên bố vô tội đối với phạm nhân. Tuy nhiên, pháp luật Ca – na – đa chưa có văn bản nào quy định cụ thể vấn đề đền bù thiệt hại cho người bị buộc tội oan mà chủ yếu thực hiện theo án lệ[40].

Ngoài ra, pháp luật Ca – na – đa còn có quy định đền bù từ Quỹ đền bù nạn nhân của tội phạm. Đối với người là nạn nhân của tội phạm công cụ thì có thể được nhận đền bù từ nguồn Quỹ đền bù nạn nhân tội phạm của các bang được hình thành từ ngân sách của các bang. Nguồn tài chính hình thành Quỹ này cũng rất đa dạng tùy thuộc theo từng bang như: tiền phạt đối với người có hành vi phạm tội, lệ phí thu theo Luật này, khoản hỗ trợ nạn nhân theo cam kết với chính quyền liên bang… Ở từng bang khác nhau, Quỹ này có thể được đăt dưới sự quản lý thống nhất của cơ quan tư pháp, cơ quan tài chính bang.

- Trách nhiệm bồi hoàn của cơ quan, công chức đối với Nhà nước

Luật về thủ tục và trách nhiệm của nhà nước Ca – na – đa không quy định có tính nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi hoàn của công chức đối với Nhà nước. Luật về trách nhiệm nhà nước chỉ quy định về trách nhiệm bồi hoàn của công chức đối với nhà nước trong trường hợp Nhà nước đã bồi thường thiệt hại do công chức có vi phạm quyền bí mật cá nhân được quy định tại Điều 17 và Điều 18.

đã thanh toán theo quyết định của Tòa án và Nhà nước có quyền yêu cầu công chức phải hoàn trả cho Nhà nước khoản tiền này. Do quan niệm công chức nhà nước là người thực thi nhiệm vụ nhân danh Nhà nước (là người làm thuê cho Nhà nước) nên vấn đề xử lý trách nhiệm bồi hoàn của công chức Nhà nước đối với Nhà nước được điều chỉnh riêng bởi pháp luật về công cụ. Tuy nhiên, vấn đề bối hoàn của công chức, viên chức nhà nước cho Nhà nước cũng đã được đặt ra ở Ca – na – đa [41]. Theo đó, khi Nhà nước bồi thường cho bên thứ ba những thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra thì công chức, viên chức nhà nước phải bồi hoàn cho Nhà nước một phần hoặc toàn bộ khoản tiền mà Nhà nước đã trả và sẽ được khấu trừ dần vào tiền lương.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 43 - 49)