Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 49 - 57)

4. Cấu trúc của luận văn

2.4. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Pháp

Khác với một số quốc gia khác theo hệ thống pháp luật thành văn (như Nhật Bản, Trung Quốc), Cộng hòa Pháp giống như Cộng hòa liên bang Đức không có một đạo luật riêng quy định về bồi thường nhà nước. Chế định bồi thường nhà nước nằm tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và có phạm vi khá rộng. Vào thời điểm khi mới hình thành, chế định này không phải là kết quả trực tiếp của một quy trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật cụ thể, nghĩa là không xuất phát từ ý chí của nhà lập pháp, mà nó là kết quả của thực tiễn xét xử của các tòa án. Sau nhiều năm, việc hoàn thiện chế định này mới được thực hiện qua việc ban hành một số đạo luật. Hiện nay, Pháp cũng không có hướng ban hành một đạo luật riêng biệt để điều chỉnh vấn đề này.

Quá trình phát triển chế định bồi thường nhà nước ở Cộng hòa Pháp cho thấy, trước năm 1873, về mặt pháp luật cũng như thực tiễn xét xử ở Cộng hòa Pháp không tồn tại chế định bồi thường nhà nước. Trong thời kỳ này, trừ

một số trường hợp ngoại lệ mà cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do việc thực hiện công trình công cộng gây ra, Nhà nước không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công dân. Chỉ đến ngày 08/02/1873, lần đầu tiên, qua bản án Blanco, Tòa án đã tạo ra một điểm mốc quan trọng trong sự hình thành chế định bồi thường nhà nước ở Cộng hòa Pháp và được coi là một “hòn đá tảng” trong nền pháp luật hành chính Pháp - các thẩm phán của Tòa án xung đột thẩm quyền đã thừa nhận trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, dù thừa nhận về mặt nguyên tắc rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công dân do lỗi của nhân viên nhà nước gây ra, nhưng Tòa án xung đột thẩm quyền - qua bản án Blanco - vẫn đưa ra ba nhận định quan trọng liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đó là:

Thứ nhất, trách nhiệm của Nhà nước đối với thiệt hại do lỗi của viên

chức nhà nước gây ra cho người dân không thể chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc quy định trong Bộ luật dân sự giống như quan hệ giữa cá nhân với cá nhân.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không phải là tuyệt đối

và cũng không đặt ra trong tất cả các trường hợp.

Thứ ba, cơ chế trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được điều chỉnh

bởi những nguyên tắc riêng, và những nguyên tắc đó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thực hiện dịch vụ công.

Với những lý lẽ nêu trên, có thể nhận thấy, mặc dù thừa nhận trách nhiệm bồi thường (về mặt dân sự) của một chủ thể đặc biệt là Nhà nước, các thẩm phán Pháp vào thời đó vẫn cho rằng, trách nhiệm này không xuất hiện trong tất cả mọi trường hợp, nghĩa là không phải cứ nhân viên nhà nước gây

ngoại lệ đặt ra trong một số trường hợp hết sức đặc biệt mà thôi. Mặc dù được xác định đây là một dạng của trách nhiệm dân sự, nhưng không thể áp dụng các nguyên tắc bồi thường của Bộ luật dân sự mà việc bồi thường phải được điều chỉnh bởi những nguyên tắc riêng, tùy từng trường hợp. Bên cạnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi, đã xuất hiện nhiều trường hợp trong đó cơ quan nhà nước có thể phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi.

- Phân biệt giữa lỗi công vụ và lỗi cá nhân, việc phối hợp trách nhiệm bồi thường và yêu cầu bồi hoàn

Trong chế định bồi thường nhà nước, có hai mối quan hệ cơ bản cần giải quyết đó là: quan hệ giữa Nhà nước với người bị thiệt hại và quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân công chức, viên chức trực tiếp gây ra thiệt hại. Nhóm quan hệ thứ nhất cần được xác định để áp dụng những quy định điều chỉnh nghĩa vụ trả tiền giữa nguyên đơn và bị đơn. Còn nhóm quan hệ thứ hai cần được xác định để thực hiện cơ chế đóng góp vào khoản tiền bồi thường phải trả. Nhóm quy định thứ nhất có xu hướng ưu tiên bảo vệ quyền của người bị thiệt hại, bằng cách buộc mọi cơ quan nhà nước có liên quan phải đứng ra bồi thường. Nhóm quy định thứ hai cho phép cơ quan nhà nước yêu cầu người gây thiệt hại đích thực bồi hoàn khoản tiền bồi thường [21].

Để làm rõ mối quan hệ thứ nhất, một hệ thống các quy định liên quan đến các điều kiện chung về việc bồi thường đã được pháp luật Pháp quy định rất rõ ràng được trình bày ở dưới đây. Còn để làm rõ mối quan hệ thứ hai, pháp luật Pháp đã xây dựng một loạt tiêu chí để phân biệt giữa lỗi công vụ và lỗi cá nhân. Việc xác định lỗi của người gây ra thiệt hại là lỗi công vụ hay lỗi cá nhân rất quan trọng, vì nếu đó là lỗi công vụ thì việc giải quyết sẽ thuộc phạm vi của chế định bồi thường nhà nước và trình tự tố tụng được áp dụng là tố tụng hành chính. Còn nếu đó là lỗi cá nhân thì vụ việc sẽ được giải quyết

dựa trên quy định của Bộ luật dân sự trước tòa án tư pháp theo thủ tục tố tụng dân sự.

+ Lỗi cá nhân

Trong quan niệm được thể hiện trong pháp luật Pháp, lỗi cá nhân được gọi là lỗi ngoài công vụ, nghĩa là lỗi đó độc lập với việc thực hiện công vụ. Được coi là lỗi cá nhân khi công chức phạm lỗi ngoài thời gian thực hiện công vụ và không liên quan đến việc thực hiện công vụ. Trong thực tiễn, án lệ của Cộng hòa Pháp công nhận lỗi cá nhân với nội hàm khá rộng. Lỗi vẫn có thể được coi là độc lập với việc thực hiện công vụ ngay cả trong trường hợp công chức phạm lỗi trong quá trình thực hiện công vụ nhưng phạm lỗi đó vì động cơ cá nhân (như để trả thù hoặc trục lợi). Lỗi độc lập với công vụ cũng có thể là hành vi thái quá, như nói năng thô lỗ, nhục mạ người khác, đe dọa bạo lực, phạm lỗi vì “thiếu cẩn trọng đến mức không thể hình dung được” hoặc phạm lỗi vì sự thiếu ý thức nghề nghiệp của người vi phạm v.v…; trách nhiệm bồi thường nhà nước không đặt ra (mà là trách nhiệm dân sự giữa cá nhân với cá nhân), vì cá nhân công chức phạm lỗi độc lập với việc thi hành công vụ.

+ Lỗi công vụ

Lỗi công vụ là lỗi mà công chức phạm phải trong khi thi hành công vụ hoặc có liên quan đến việc thi hành công vụ. Trường hợp này đặt ra trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có nội hàm khá rộng. Cũng coi là thuộc trách nhiệm bồi thường nhà nước nếu như công chức phạm lỗi ngoài thời gian thi hành công vụ nhưng đã sử dụng phương tiện do cơ quan nhà nước cung cấp.

không xác định được cụ thể công chức nào có hành vi vi phạm. Lỗi công vụ cũng có thể là lỗi tập thể của cơ quan hành chính nhà nước.

Pháp luật Cộng hòa Pháp cho phép bên bị thiệt hại yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường cho họ, ngay cả khi thiệt hại do lỗi của cá nhân công chức gây ra. Trong trường hợp này, người bị hại có quyền lựa chọn một trong hai khả năng: khởi kiện công chức ra tòa án tư pháp để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thủ tục dân sự, hoặc khởi kiện cơ quan nhà nước ra trước tòa án hành chính để yêu cầu bồi thường theo thủ tục bồi thường nhà nước. Tuy nhiên, trong trường hợp nhân viên nhà nước cố ý sử dụng phương tiện do cơ quan nhà nước trang bị để gây thiệt hại cho người khác thì tòa án không chấp nhận khả năng Nhà nước phải bồi thường.

- Yêu cầu bồi hoàn

Do pháp luật cho phép ngay cả trong trường hợp công chức nhà nước phạm lỗi cá nhân, người bị thiệt hại vẫn được khởi kiện cơ quan nhà nước để đòi bồi thường nên để tránh tình trạng vô trách nhiệm của công chức nhà nước, pháp luật Cộng hòa Pháp đã quy định cho phép cơ quan nhà nước có quyền khởi kiện lại công chức phạm lỗi yêu cầu người này bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ số tiền mà cơ quan đó đã bỏ ra để bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan nhà nước hiếm khi thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn của mình, trừ khi việc yêu cầu bồi hoàn đó được thực hiện kèm theo một biện pháp xử lý kỷ luật

Về mặt thủ tục tố tụng, tòa án hành chính là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi hoàn.

- Các điều kiện bồi thường thiệt hại: thiệt hại phải hội tụ một số đặc điểm nhất định như: phải tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại;

Phải xác định được cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.

- Các đặc điểm của thiệt hại: muốn được bồi thường phải hội tụ hai đặc điểm như: thứ nhất, thiệt hại phải tồn tại thực tế, nghĩa là thiệt hại đó phải được xác định một cách chắc chắn; và thứ hai, thiệt hại đó phải định giá được bằng tiền.

Để xác định rằng thiệt hại có chắc chắn hay không, pháp luật quy định rất mềm dẻo. Theo đó, không nhất thiết chỉ những thiệt hại đã xảy ra và hiện đang tồn tại mới có thể được bồi thường, mà chấp nhận cả trường hợp thiệt hại tuy chưa xảy ra những chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ, thiệt hại gây ra là sự tàn tật của đứa trẻ dẫn tình trạng làm giảm khả năng lao động khi lớn lên. Việc đánh giá thiệt hại đó có được coi là chắc chắn hay không thuộc thẩm quyền của thẩm phán.

Việc định giá thiệt hại bằng tiền không có gì khó khăn nếu đó là các khoản thu nhập của người bị thiệt hại. Khó khăn thường đặt ra với việc định giá những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần và trong trường hợp này, tòa án thường đưa ra một mức tiền bồi thường nhất định nhưng tòa án không có các tiêu chí cụ thể để giải thích vì sao đã đưa ra mức đó.

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường nhà nước và thủ tục bồi thường nhà nước

Tòa án hành chính Pháp - cơ quan xét xử về tính hợp pháp của quyết định hành chính - cũng là tòa án có thẩm quyền chung trong giải quyết bồi thường nhà nước. Khi thực hiện thẩm quyền xét xử chung về bồi thường nhà nước, thông thường, Tòa án hành chính Pháp áp dụng nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra, nhưng phải có hai điều kiện sau: có hành vi gây thiệt

nhân quả trực tiếp và chắc chắn giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Bên cạnh hệ thống tòa án hành chính có thẩm quyền chung giải quyết bồi thường nhà nước, pháp luật cũng cho phép hệ thống tòa án tư pháp được giải quyết một số vụ án hành chính, đó là các trường hợp sau đây:

+ Giải quyết bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông của cơ quan hành chính gây ra. Thẩm quyền xét xử của Tòa án tư pháp trong trường hợp này áp dụng đối với mọi loại phương tiện giao thông của cơ quan hành chính, bất kể là cơ quan hành chính dân sự hay cơ quan quân sự. Thuật ngữ “phương tiện giao thông” bao hàm không chỉ ô tô mà còn cả máy bay và tàu thủy đường sông và đường biển. Đó có thể là phương tiện dùng cho vận tải hoặc cho những công việc khác. Không nhất thiết phải có tiếp xúc vật lý với phương tiện, ví dụ như trong trường hợp thiệt hại do máy bay quân sự gây ra do tiếng ồn quá lớn (“tiếng nổ siêu âm”) thì việc bồi thường thiệt hại sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án dân sự.

- Giải quyết bồi thường đối với những thiệt hại gây ra do lỗi của cán bộ giáo dục, không phụ thuộc vào tính chất của lỗi, dù lỗi đó là lỗi cá nhân hay lỗi công vụ. Theo quy định của Luật ngày 05/4/1937, Tòa án ngạch tư pháp có thẩm quyền xem xét giải quyết yêu cầu bồi thường đối với:

+ Thiệt hại gây ra cho một học sinh do lỗi của cán bộ giảng dạy, ví dụ như thiệt hại là hậu quả của sự vụng về của giáo viên hoặc trường hợp ít gặp hơn là do xử sự bạo lực của giáo viên;

+ Thiệt hại gây ra bởi một học sinh trong trường hợp giáo viên có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra, ví dụ như trường hợp giáo viên không giám sát.

Trong những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường của nhà nước sẽ được đặt ra thay cho trách nhiệm của cá nhân giáo viên có lỗi. Tuy nhiên, nếu cơ quan hành chính cho rằng thiệt hại xảy ra tất cả hoặc một phần do lỗi cá

nhân chứ không phải do lỗi công vụ, thì cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu người giáo viên hoàn trả toàn bộ hoặc một phần khoản tiền mà cơ quan đã bồi thường cho người bị thiệt hại, theo thủ tục “yêu cầu bồi hoàn”.

Theo quy định của Luật ngày 12/11/1965 và Luật ngày 30/10/1968, Tòa án tư pháp cũng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong những trường hợp thiệt hại do tai nạn có nguồn gốc hạt nhân gây ra. Bên cạnh đó, một số đạo luật khác đã ban hành trao cho tòa án tư pháp thẩm quyền giải quyết đơn kiện đòi hủy bỏ hoặc sửa quyết định do cơ quan hành chính độc lập trong lĩnh vực kinh tế ban hành, ví dụ như Luật ngày 06/7/1987 quy định Tòa án phúc thẩm Paris có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện chống lại mọi quyết định của Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng cạnh tranh của Pháp có quy chế là cơ quan hành chính); hoặc Luật ngày 02/8/1989 trao cho Tòa án phúc thẩm Paris thẩm quyền xét xử đơn kiện chống lại một số quyết định của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Tuy nhiên, có thể cho rằng, trong những trường hợp nêu trên, không phải là tòa án tư pháp (Tòa án phúc thẩm Paris) đã can thiệp vào những lĩnh vực đó với tư cách giống như một tòa án hành chính [22].

- Thủ tục giải quyết một vụ án hành chính

Khi một người cho rằng mình bị thiệt hại do một hành vi hành chính hoặc một quyết định hành chính và muốn khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đó thì thủ tục thực hiện như sau:

Trước hết người đó làm đơn khiếu nại đến cơ quan đã có hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính gây thiệt hại cho mình. Nội dung đơn bao gồm: căn cứ khởi kiện, yêu cầu hủy quyết định hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi hành chính, yêu cầu bồi thường thiệt hại, v.v…

Cơ quan hành chính đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính phải thụ lý đơn để trả lời về việc có đồng ý hay không đồng ý với yêu cầu của bên bị thiệt hại. Trong trường hợp nếu cơ quan hành chính không đồng ý với yêu cầu của bên bị thiệt hại thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án hành chính.

Tại phiên tòa xét xử, bên bị thiệt hại phải chứng minh được lỗi của cơ quan hành chính, chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, quyết định hành chính với thiệt hại của mình.

Thủ tục nêu trên là thủ tục chung, nhưng trên thực tế thì bên bị thiệt hại có yêu cầu khác nhau, họ có thể chỉ yêu cầu hủy quyết định hành chính, chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc cả hai nội dung trên.

Nếu bên bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu hủy quyết định hành chính thì có thể khởi kiện ngay ra Tòa hành chính.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)