Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 57 - 61)

4. Cấu trúc của luận văn

2.5.Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Trung Quốc

Hiến pháp Trung Quốc được ban hành năm 1954 đã ghi nhận vấn đề bồi thường đối với hành vi vi phám pháp luật do cơ quan nhà nước hoặc nhân

viên cơ quan nhà nước xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Năm 1982, Hiến pháp Trung Quốc đã được sửa đổi, bổ sung và có quy định: Nhân viên của cơ quan Nhà nước và Chính phủ trong quá trình thực thi công vụ nếu có hành vi xâm phạm gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì căn cứ các quy định của pháp luật, người bị tổn hại có quyền được bồi thường.

Trên cơ sở quy định của bản Hiến pháp, Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc bồi thường đối với công nhân, pháp nhân và các tổ chức khác bị cơ quan hành chính hoặc nhân viên cơ quan hành chính xêm hại gây tổn thất. Đến năm 1994, Trung Quốc ban hành Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc. Luật này quy định bồi thường trong lĩnh vực hành và tư pháp, không quy định việc bồi thường trong lĩnh vực lập pháp và cũng không quy định bồi thường trong các hoạt động quân sự.

Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước trong quá trình thi hành công vụ nếu có hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại về tài sản, quyền nhân thân cho cá nhân, pháp nhân hay tổ chức khác thì Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường, cụ thể: áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính bắt giữ người trái pháp luật hoặc hạn chế quyền tự do thân thể của công dân trái pháp luật; giam giữ hoặc dùng các biện pháp khác tước đoạt quyền tự do thân thể của công dân trái pháp luật; có hành vi bạo lực như ẩu đả hoặc xui khiến người khác bạo động, đánh người gây ra thương tích hoặc tử vong; sử dụng vũ khí trái phép gây ra thương tích hoặc tử vong cho công dân; áp dụng các biện pháp xử lý phạt hành hành chính như phạt tiền, thu hồi giấy phép hành nghệ, thu hồi giấy phép kinh doanh, ra lệnh định chỉ sản xuất, tịch thu giữ tài sản trái pháp luật; áp dụng các biện pháp chế tài hành chính đối với tài sản như niêm phong,

của pháp luật; những hành vi vi phạm khác gây ra tổn thất tài sản. Bên cạnh đó, Luật này còn quy định những trường hợp Nhà nước không chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại trong những trường hợp là: hành vi cá nhân của nhân viên cơ quan hành chính không liên quan đến việc thi hành chức quyền; hành vi của công dân, pháp nhân và các tổ chức khác tự gây tổn thất cho mình hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Đối với phạm vi bồi thường tư pháp bao gồm bồi thường hình sự và bồi thường tố tụng hành chính, dân sự.

- Điều kiện để được bồi thường nhà nước bao gồm:

+ Chủ thể gây tổn lại là cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước; người gây tổn hại là cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác;

+ Hành vi đó phải liên quan trực tiếp đến quá trình thực thi công vụ của cơ quan nhà nước và nhân viên của cơ quan nhà nước;

+ Hành vi vi phạm pháp luật phải dựa trên cơ sở yếu tố lỗi và hành vi này phải được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, pháp quy hành chính (có căn cứ pháp lý);

+ Có tổn thất thực tế. kết quả của tổn thất phải do hành vi vi phạm pháp luật trực tiếp gây ra, nghĩa là giữ tổn thất và hành vi vi phạm pháp luật phải có mối quan hệ nhân quả.

- Cơ quan có nghĩa vụ bồi thường nhà nước

Tại Điều 7 của Luật Nhà nước bồi thường thiệt hại của Trung Quốc quy định: Cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước nào gây tổn hại cho cá nhân, pháp nhân hay tổ chức khác thì cơ quan nhà nướ đó có trách nhiệm bồi thường cho đối tượng bị tổn hại.

Việc giải quyết bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực hành chính cho các đương sự được thực hiện theo hai cách như sau: giải quyết theo thủ tục hành chính; giải quyết theo thủ tục tố tụng. Đối tượng bị tổn hại có thể làm đơn yêu cầu cơ quan hành chính trực tiếp gây tổn hại bồi thường, nếu cơ quan hành chính này giải quyết không thỏa đáng thì đương sự có thể đề nghị cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính này giải quyết bồi thường hoặc có thể đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Các tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan hành chính ủy quyền thực thi quyền hành chính vi phạm quyền lợi ích hợp pháp của pháp nhân, tổ chức khác thì cơ quan hành chính là cơ quan có nghĩa vụ bồi thường. Trong trường hợp cơ quan có nghĩa vụ bồi thường bị giải thể thì cơ quan hành chính được chỉ định tiếp tục thực thi chức năng của cơ quan hành chính bị giải thể là cơ quan có nghĩa vụ bồi thường. Tại Điều 8 của Luật này quy định: đối với những trường hợp xét xử lại thì cơ quan hành chính có hành vi xâm hại đầu tiên là cơ quan có nghĩa vụ bồi thường, nhưng nếu quyết định sau khi xét xử lại tăng thêm tổn thất thì cơ quan xét xử lại có nghĩa vụ bồi thường đối với phần tăng nặng đó.

Trong lĩnh vực bồi thường hình sự, Điều 19 của Luật bồi thường nhà nước ở Trung Quốc quy định: Các cơ quan có chức năng điều tra, truy tố, xét xử, quản lý trại giam và cán bộ của các cơ quan này trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và ác tổ chức khác dẫn đến tổn thất thì những cơ quan này là cơ quan có nghĩa vụ bồi thường. Các cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc tạm giam trái pháp luật đối với những người bị tình nghi nhưng thực tế không phạm tội hoặc không có căn cứ chứng minh phạm tội là những cơ quan có nghĩa vụ phải bồi thường. Cơ quan ra quyết định bắt giam hoặc bắt giam trái pháp luật người

là vô tội thì Tòa án ra quyết định đã có hiệu lực ban đầu là cơ quan có nghĩa vụ bồi thường. Nếu xét xử vô tội thì Tòa án ra quyết định đã có hiệu lực ban đầu là cơ quan có nghĩa vụ bồi thường. Tòa phúc thẩm xử vô tội thì Tòa án sơ thẩm và cơ quan ra quyết định bắt người là những cơ quan cùng có nghĩa vụ bồi thường.

- Trách nhiệm bồi hoàn của công chức, nhân viên Nhà nước

Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định: Cơ quan có nghĩa vụ bồi thường sau khi thực hiện bồi thường nhà nước cho các đương sự có quyền yêu cầu công chức, nhân viên của cơ quan phải bồi hoàn lại một phần hoặc toàn bộ tiền bồi thường. Việc xét mức bồi thường của nhân viên nhà nước căn cứ vào mức độ vi phạm theo lỗi cố ý hoặc vô ý. Thông thường công chức, nhân viên cơ quan nhà nước chỉ phải bồi hoàn một phần kinh phí bồi thường vì thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp mức bồi thường chi trả cho các đối tượng được bồi thường là rất lớn mà công chức, nhân viên cơ quan nhà nước không có khả năng chi trả. Nếu quy định công chức, nhân viên nhà nước phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí bồi thường thì sẽ làm cho công chức, nhân viên nhà nước không dám thực thi công vụ. Do vậy, chi trong trường hợp công chức, nhân viên phạm lỗi nhiều lần và mức bồi thường ít thì khi đó có thể xem xét bồi hoàn toàn bộ. Ngoài việc bồi hoàn kinh phí cho cơ quan nhà nước ra, pháp luật Trung Quốc còn quy định công chức, nhân viên vi phạm có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc nếu trường hợp cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường nhà nước trong hoạt động thực thi công vụ (Trang 57 - 61)