Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của các chủng lactic tuyển chọn

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất đậu phụ bằng nước ép đậu lên men lactic (Trang 70 - 72)

Sáu chủng vi khuẩn lactic đã tuyển chọn được tiến hành thử hoạt tính đối kháng đối với 4 loại vi khuẩn chỉ thị là E. coli, S. typhimurium, L. cytomonogenes, S. aureus qua thử nghiệm cấy điểm và khuếch tán qua giếng thạch.

Hoạt tính kháng khuẩn của những dòng vi khuẩn lactic được đánh giá thông qua bằng đường kính vòng vô khuẩn quanh khuẩn lạc hay quanh miệng giếng trên đĩa thạch.

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp cấy điểm

Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn lactic trong phương pháp cấy điểm được thể hiện như trên Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của 6 chủng lactic trong phương pháp cấy điểm

Hoạt tính ức chế (D, d, mm)

E. coli S. aureus S. typhimurium L.

monocytogenes Chủng Vòng Khuẩn lạc Vòng Khuẩn lạc Vòng Khuẩn lạc Vòng Khuẩn lạc LT2 18 6 17 5 14 6 11 6 LT4 24 7 18 5 17 6 14 7 LT7 16 7 15 5 15 6 11 6 LT10 21 7 15 5 14 5 12 5 LT12 12 4 13 4 16 7 11 6 LT13 15 8 13 5 9 5 6 4

Bảng 4 cho thấy 6 chủng chọn lọc do phát triển mạnh đều có khả năng ức chế 4 chủng chỉ thị. Phổ kháng khuẩn rộng (gồm cả vi khuẩn Gram dương và cả vi khuẩn Gram âm). Vòng kháng tương đối lớn đặc biệt là các chủng LT2, LT4, LT10 vòng kháng lớn hơn 10 mm.

Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của nước ép đậu lên men lactic

Sử dụng dịch nổi thu nhận bằng li tâm nước ép đậu lên men lactic đi thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. Kết quả được thể hiện như trong Bảng 3.5.

Hình 3.3. Hoạt tính ức chế E. coli

của các chủng vi khuẩn lactic tuyển chọn.

Hình 3.4. Hoạt tính ức chế

S. typhimurium của các chủng vi khuẩn lactic tuyển chọn.

Bảng 3.5. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của 6 chủng lactic trong phương pháp khuếch tán qua giếng thạch

Từ kết quả trong hai Bảng 3.4 và 3.5 cho thấy chủng lactic LT4 được phân lập từ nguồn cải muối chua kim chi có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Phương Dung [1].

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất đậu phụ bằng nước ép đậu lên men lactic (Trang 70 - 72)