TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất đậu phụ bằng nước ép đậu lên men lactic (Trang 36)

1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Đậu phụ là một sản phẩm truyền thống, ở Việt Nam sản phẩm này chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên vào năm 1983, Ngạc Văn Giậu đã hoàn thành cuốn sách “sản xuất đậu nành và lạc thành thức ăn giàu protein”. Trong đó, tác giả đã đưa ra quy trình hoàn thiện sản xuất đậu phụ bằng nước chua tự nhiên. Sơ đồ quy trình Hình 1.1.

1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1999, Moizuddin cùng cộng sự của mình đã tiến hành một công trình nghiên cứu để so sánh hiệu suất, thành phần và chất lượng của đậu phụ được sản xuất từ đậu nành nguyên hạt và từ đậu nành nghiền nhỏ thành mảnh. Kết quả thu được là đậu phụ sản xuất từ đậu nành nghiền nhỏ có hàm lượng chất béo 26% thấp hơn đậu phụ sản xuất từ đậu nành nguyên hạt [38].

Năm 2000, Kim Ju - Young và Kim Ju - Han nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kết tủa và nồng độ của chúng lên cấu trúc và đặc tính vật lý của đậu phụ làm từ bột đậu nành. CaCl2, CaSO4, GDL (glucono-delta lactone), MgCl2, và một số chất kết

tủa hỗn hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số kết luận cho quá trình sản xuất đậu phụ gồm loại chất kết tủa và nồng độ của chúng ảnh hưởng tới đặc tính cấu trúc của đậu phụ và khi nồng độ chất kết tủa tăng lên thì độ cứng của đậu tăng lên đối với hầu hết các chất kết tủa. Đậu phụ kết tủa bằng CaSO4 và một axit hữu cơ (Glucono-Delta-Lactone (GDL) có độ cứng và độ dính thấp và độ đàn hồi cao so với các chất kết tủa khác được sử dụng ở cùng một nồng độ. Khi độ cứng tăng lên thì độ dính và độ đàn hồi tăng đối với hầu hết các chất kết tủa. Khi nhiệt độ kết tủa và áp suất ép tăng, độ cứng cũng tăng lên. Đậu phụ được kết tủa với 0,3% hỗn hợp gồm CaSO4 và GDL ở 85oC, đun nóng trong vòng 5 phút và áp suất ép là 25 g/cm2 cho giá trị cảm quan có điểm cao nhất [31].

Vào năm 2001, Yuwono đã nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép và kích thước cấu tử dung dịch huyền phù lên hàm lượng chất rắn và khả năng chiết tách protein trong sữa đậu nành [56].

Năm 2005, Suhaimi trong đề tài tiến sỹ công nghệ sinh học của tác giả đã nghiên cứu vai trò liên kết ngang của protein trong cấu trúc thực phẩm làm từ đậu nành [53].

Năm 2006, Shen cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của sữa đậu nành cũng như loại đậu nành, chất kết tủa lên sản lượng và chất lượng của đậu phụ. Tác giả đã sử dụng chín loại đậu nành để nghiên cứu với chất kết tủa được chọn trong nghiên cứu này là một loại axit hữu cơ có tên gọi là Glucono-Delta-Lactone (GDL). Kết quả chỉ ra rằng sản lượng đậu phụ không bị ảnh hưởng bởi kích thước hạt đậu nành. Hàm lượng protein và chất rắn tổng số trong sữa đậu nành tăng khi protein và hàm ẩm trong đậu nành tăng. Một kết luận khá quan trọng là nghiên cứu đã khẳng định rằng khi sử dụng GDL thì sản lượng đậu phụ tăng 20% so với đậu phụ sử dụng thạch cao [51]. Như vậy hiệu quả sản xuất đậu bằng axit cao.

Cũng vào năm 2006, Omueti và Jaiyeola đã thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chất đông tụ hoá học và thực vật đến sản lượng và một số chỉ tiêu chất lượng của đậu phụ”. Trong nghiên cứu này sữa đậu nành được chiết rút bằng nước lạnh từ loại đậu nành TGX-923-24. Sau đó sữa đậu nành được kết tủa thành đậu phụ. Các chất tủa được sử dụng là nước luộc ngô lên men (fermented maize liquor (FML)), dung dịch phèn chua (Alum solution (AS)), nước cốt chanh (lime-juice (LJ)), nước vôi (lime solution (LS)), dung dịch canxi sunphate (CSS). Qua nghiên cứu này tác giả đã đề nghị nên sử dụng chất kết tủa FML trong sản xuất đậu phụ vì sản lượng, hàm lượng

protein đều cao so với khi sử dụng các chất kết tủa khác, mặt khác liên quan tới chi phí đầu vào thấp dẫn tới đậu phụ sản xuất rẻ [42].

Năm 2008 Yuwono và Hadi đã thực hiện đề tài “Sản xuất axit lactic từ bã sắn khô và nước ép đậu phụ bằng cách bổ sung thêm loài Streptococcus bovi”. Trong đề

tài này hai tác giả tập trung nghiên cứu khả năng sinh axit lactic của vi khuẩn lactic

Streptococcus bovis trên hai môi trường khác nhau là bã sắn (sản phẩm này còn được

gọi là Onggok) và nước ép đậu phụ. Kết quả cho thấy rằng trên môi trường nước ép đậu phụ thu được hàm lượng axit lactic cao hơn chiếm khoảng 39,98 g/l, hiệu suất lên men một mẻ là 85% và khả năng sản sinh ra axit lactic là 3,01g/l.h [57].

Cũng vào năm 2008, Obatolu đã nghiên cứu ảnh hưởng của 4 chất kết tủa khác nhau lên năng suất và chất lượng của đậu phụ sản xuất từ đậu nành. Các chất kết tủa được sử dụng gồm muối Epsom (Epsom Salt - ES), nước cốt chanh (lemon juice - LJ), nước luộc ngô lên men (top water of fermented maize - TWFM) và muối calcium sulphate (CS). Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng chất lượng của đậu phụ bị ảnh hưởng bởi loại chất kết tủa được sử dụng trong quá trình đông tụ [41].

1.7. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GEL PROTEIN SỮA ĐẬU NÀNH SỮA ĐẬU NÀNH

1.7.1. Cơ chế hình thành gel protein sữa đậu nành [53]

Sự hình thành gel protein là một bước quan trọng để tạo ra các sản phẩm thực phẩm có cấu trúc mong muốn. Quá trình biến tính nhiệt và theo sau là sự sắp xếp trật tự rồi đến sự tạo gel là các bước quan trọng để đảm bảo tất cả protein được phân tán vào trong mạng lưới gel.

Trong sản xuất đậu phụ quá trình tạo gel của protein đậu nành bao gồm biến tính nhiệt protein sữa đậu nành, sau đó là quá trình sắp xếp trật tự, tạo gel để chuyển thành đậu phụ.

Mục đích của biến tính nhiệt là giúp cho mạch protein được giãn ra. Thay vì ban đầu protein có cấu trúc nhỏ gọn thì sau khi gia nhiệt cấu trúc này được mở bung ra, trở nên khuếch tán và cấu trúc bên trong của các phân tử protein được lộ ra ngoài. Ví dụ như các nhóm chức –SH, phần kỵ nước, nhóm carbonyl, các nhóm amine của liên kết peptide và nhóm amide của chuỗi bên trở nên được lộ ra. Chính những nhóm chức này ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc mạng lưới.

Sau khi phân ly rồi tập hợp lại trong suốt quá trình biến tính nhiệt các phân tử protein chuyển thành dạng sợi. Sự tương tác của các phân tử protein, các sợi theo một trật tự nhất định tạo thành mạng lưới không gian ba chiều.

Cơ chế hình thành gel protein của sữa đậu nành được quyết định chủ yếu là do nhiệt độ và gồm hai quá trình chính là phân ly và tập hợp. Tuy nhiên giữa glycinin và

conglycinin cơ chế tạo gel là khác nhau. Quá trình hình thành gel trong sản xuất đậu phụ bị ảnh hưởng bởi cả hai loại phân đoạn glycinin và conglycinin. Nếu tỷ lệ glycinin cao hơn conglycinin thì gel đậu phụ hình thành cứng hơn.

Hình 1.2. Các dạng cấu trúc mạng lưới gel hình thành của protein khi thay đổi nồng độ protein, pH và độ mạnh ion [53]

1.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đặc tính gel protein sữa đậu nành [17, 53]

1. Ảnh hưởng của nồng độ protein

Nồng độ protein là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới loại gel và đặc tính cuối cùng của gel protein sữa đậu nành.

Gelatin có thể hình thành gel ở nồng độ tương đối thấp. Trong khi đó globulin nồng độ cao hơn nồng độ của gelatin mới tạo gel.

Để đủ điều kiện tạo gel thì hàm lượng protein trong sữa đậu nành tối thiểu là 8%. Ngoài ra nếu hàm lượng glycinin cao thì quá trình hình thành gel dễ dàng, ngược lại nếu hàm lượng glycinin thấp việc tạo gel khó khăn do chúng có xu hướng tách ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ bền cơ học của gel cũng phụ thuộc vào nồng độ protein, vì độ bền liên quan tới số liên kết ngang tạo thành trên chuỗi protein. Giữa độ bền cơ học của gel và nồng độ protein có mỗi quan hệ tuyến tính.

Nồng độ protein (Protein concentration) pH Độ mạnh ion (Ionic strength ) Cao Gần pI Cao Thấp Xa pI Thấp

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun nóng

Một trong những ảnh hưởng của nhiệt độ lên protein của đậu nành là làm thay đổi cấu trúc bậc 4 của nó.

Glycinin và conglycinin bị biến tính lần lượt ở nhiệt độ 85 ÷ 95oC và 65 ÷ 75oC. Điểm khác biệt giữa hai phân đoạn protein trên là trong glycinin có một lượng lớn cầu disulfit.

Nếu nhiệt độ đun nóng vượt quá nhiệt độ biến tính tối thiểu cần thiết để hình thành gel thì tính chất lưu biến của gel bị ảnh hưởng. Ngược lại nếu đun nóng protein ở nhiệt độ thấp hơn, đòi hỏi phải kéo dài thời gian cho quá trình hình thành gel hơn so với thời gian tạo gel khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Điều này cũng dẫn tới quá trình hình thành gel yếu hơn. Nhiệt độ thấp không đủ để hình thành mạng lưới không gian ba chiều có độ chắc lớn nhất.

Khi đun nóng dịch phân tán protein ở nhiệt độ cao vượt quá nhiệt độ biến tính protein của sữa đậu nành có thể gây ra hiện tượng biến chất và không có sự hình thành gel sau này.

3. Ảnh hưởng ion mạnh

Khi bổ sung 2% muối NaCl vào dịch sữa đậu nành làm tăng tỷ lệ tạo gel của glycinin và conglycinin. Tuy nhiên khi tăng nồng độ muối NaCl lên 10% quá trình tạo gel không diễn ra. Tác dụng của việc bổ sung NaCl hàm lượng thấp lên quá trình tạo gel là để trung hoà điện tích. Ngược lại khi bổ sung muối với hàm lượng cao sẽ ngăn cản quá trình tạo gel do đã kéo theo một số thay đổi của protein sữa đậu nành cũng như làm tăng tương tác kỵ nước.

4. Ảnh hưởng của pH [46]

Quá trình biến tính protein, các tương tác giữa protein và protein hay giữa protein và dung môi bị ảnh hưởng bởi pH. Điều chỉnh pH là cần thiết để đạt được tỷ lệ cân bằng thích hợp giữa quá trình biến tính và tổ hợp lại, cũng như lực hút và lực đẩy giữa các chuỗi protein gần nhau. Khi pH > 12 quá trình tạo gel bị ức chế hoàn toàn. Điều này được giải thích rằng tại giá trị pH axit các chuỗi polypeptide tích điện tích dương. Còn ở giá trị pH kiềm cao các chuỗi polypeptide tích điện âm. Dưới những điều kiện này lực đẩy tĩnh điện có thể gây mất ổn định tương tác protein và protein trong quá trình hình thành mạng lưới gel dẫn tới độ mạnh gel giảm.

Tại pH trung tính tương tác giữa các nhóm tích điện dương bổ sung thêm một năng lượng phụ thúc đẩy quá trình hình thành gel.

Gel hình thành ở pH trung tính khả năng giữa nước giảm và độ cứng thấp hơn do thiếu lực đẩy.

1.7.3. Đặc tính protein đậu nành [14, 53]

Bằng phương pháp hoà tan dịch sữa đậu nành trong đệm có pH = 7,6 (kiềm nhẹ), 0,5 M ion mạnh, rồi siêu li tâm đã xác định được: Protein đậu nành được chia làm 4 phân đoạn với tên gọi như sau globulin 2S, 7S, 11S, 15S. Tỷ lệ các hợp chất và khối lượng phân tử các phân đoạn trên được thể hiện dưới Bảng 1.10.

Bảng 1.10. Thành phần hoá học protein của đậu nành

Trong 4 phân đoạn 2S, 7S, 11S, 15S thì 2 phân đoạn 7S và 11S là thành phần chính của protein đậu nành. Phân đoạn 7S được xem như là conglycinin của sữa đậu nành, còn 11S là glycinin.

Glycinin và conglycinin chiếm khoảng 65 ÷ 85% tổng hàm lượng protein của hạt.

1. Glycinin – globulin 11S

Cấu trúc phân tử của glycinin được mô tả như Hình 1.8. Glycinin là một oligo protein và có cấu trúc từ 6 monomer liên kết với nhau. Một cấu trúc vòng sáu của glycinin bao gồm 2 trimer, mỗi trimer gồm 3 monomer. Các monomer được sắp xếp theo một trật tự nhất định như Hình 1.8. Globulin 7S hay 11S được cấu tạo từ 12 “dưới đơn vị” tương đối ưa béo: Gồm 6 “dưới đơn vị” có tính acid (A) và 6 “dưới đơn vị” có tính bazơ (B). Các “dưới đơn vị” liên kết với nhau bằng cầu disunfit.

Phân đoạn Tỷ lệ (%) Hợp chất Khối lượng phân tử (kDa) Chất kháng trypsin 8-21 2S 22 Cytochrome c 12 Hemagglutinins 110 Lipoxygenases 102  Amylase 67,7 7S 37  Conglycinin 180 - 210 11S 31 Glycinin 350 15S 11 Polymerise glycinin 600

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử Glycinin – globulin 11S [53]

Điểm đẳng điện của các chuỗi polypeptide tạo nên từ 6 “dưới đơn vị” A là PI = 4,2 ÷ 4,8. Các chuỗi polypeptide được tạo nên 6 dưới đơn vị có tính bazơ B có điểm đẳng điện là PI = 8,0 ÷ 8,5.

2. Conglycinin – globulin 7S

Phân đoạn conglycinin được cấu tạo từ 3 “dưới đơn vị” chính có tên gọi lần lượt là α′, α, β. Cấu trúc phân tử của Phân đoạn conglycinin được cấu tạo từ 3 “dưới đơn vị” gồm α′, α, β được sắp xếp như Hình 1.9.

Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của conglycinin – globulin 7S [53]

Conglycinin là một glycoprotein với trọng lượng phân tử vào khoảng 180 ÷ 210

kDa. Các tiểu đơn vị α′, α, β có khối lượng phân tử lần lượt là 57 ÷ 72, 57 ÷ 68 và 45 ÷ 52 kDa. Các tiểu đơn vị liên kết với nhau thông qua các tương tác kỵ nước, liên kết hydro mà không có bất kỳ liên kết cầu disufit nào. Điểm đẳng điện của conglycinin là 4,64. Các

tiểu đơn vị lại có điểm đẳng điện riêng. Tiểu đơn vị gồm 4 phân đoạn từ 1-4 có PI = 5,8 ÷ 6,2. Trong khi đó các tiểu đơn vị α và α′ mỗi loại chỉ có 1 phân đoạn và có điểm đẳng điện tương ứng là 5,2 và 5,3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đậu nành 2.1.1. Đậu nành

Đậu nành có tên khoa học là Glycine max Merril.

Đậu nành chọn loại có chất lượng tốt (hạt đậu tròn mẩy, đồng đều, có màu vàng sáng, hạt kém chất lượng như sâu mọt, hư hỏng ít, tỷ lệ hạt lép, hạt nứt vỡ thấp).

Đậu nành được mua tại Nha Trang.

2.1.2. Vi khuẩn lactic

Sử dụng các chủng vi khuẩn lactic phân lập từ các sản phẩm lên men chua như nem chua, dưa chua, sữa chua, kim chi …

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Cách tiếp cận 2.2.1. Cách tiếp cận

Protein trong dịch sữa đậu nành được tủa xuống ngoài cách sử dụng Ca2+ như thường gặp, có thể sử dụng pH thấp bằng các dịch lên men [40, 41, 42, 50, 51]. Đầu tiên, ủ dịch nước ép đậu với các thực phẩm lên men lactic, đánh giá khả năng lên men để có thể chọn được chủng thích hợp với môi trường này.

Bước tiếp theo là chọn các thông số thích hợp cho quá trình lên men lactic nước ép đậu, quá trình tủa protein, … từ đó đưa ra quy trình sản xuất hiệu quả. Sản phẩm thu được sẽ có thời gian bảo quản kéo dài hơn do khi lên men, axit lactic sinh ra đã làm giảm pH dịch lên men xuống thấp, ngoài ra vi khuẩn lactic sản sinh các chất kháng khuẩn khác nhau như H2O2, bacteriocin và một số chất hữu cơ khác có khả năng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh làm tăng tính an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm so với đậu phụ sản xuất thông thường [37, 44, 50]

2.2.2. Phương pháp phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic

1. Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men được cho vào túi PE vô trùng (với tỷ lệ 25 g thực phẩm trong 225 ml nước muối sinh lý đã được tiệt trùng), đồng hoá thủ công bằng tay, sau đó cấy chuyển vào dịch ép đậu phụ, cấy chuyển nhiều lần. Ống nào có lên men lactic được sử dụng để phân lập vi khuẩn trên đĩa thạch MRS. Vi khuẩn lactic được sơ bộ định danh bằng quan sát hình thái trên tiêu bản nhuộm, và thử nghiệm catalase. Vi

khuẩn lactic có dạng hình cầu hoặc hình que, không sinh bào tử, Gram dương, catalase

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình sản xuất đậu phụ bằng nước ép đậu lên men lactic (Trang 36)