Quan hệ Chính trị, Ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 32 - 47)

5. Cấu trúc Luận văn

2.1.1 Quan hệ Chính trị, Ngoại giao

* Quan h Vit Nam – Hoa K dưới thi Tng thng George Walker Bush

+ Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bước vào thế kỷ XXI, hoà bình và phát triển là nguyện vọng chung của nhân dân các nước, cũng là trào lưu lịch sử không thể ngăn cản, phản ánh nguyện vọng của các quốc gia và là tất yếu khách quan. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội có những bước tiến mới. Sự phát triển của xu thế đa cực hoá thế giới và toàn cầu hoá kinh tế đã mang lại cơ hội và điều kiện có lợi cho hoà bình và phát triển của thế giới.[38,tr.5]

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong sự cạnh tranh gay gắt tác động không nhỏ đến hoạt động của các quốc gia và tình hình thế giới. Sự đan xen giữa hợp tác và đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước lớn ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng hơn. Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột và có ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của thế giới. [38, tr.5] Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia có sức mạnh tổng hợp nhất, song Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng tăng cường thực lực về kinh tế. Nga vẫn là cường quốc quân sự ngang hàng với Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trỗi dậy ở Châu Á.

Do tác động của những nhân tố nêu trên, các nước đều tiến hành điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, thực dụng hơn nhằm đảm bảo tối đa lợi

ích của quốc gia, dân tộc mình. Các nước vừa và nhỏ, tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực nhằm đối phó với những thách thức chung về an ninh đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực xuất phát từ bên ngoài, tìm kiếm và tranh thủ cơ hội để tăng cường thế và lực, tạo dựng và duy trì môi trường quốc tế hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế trong nước. [38, tr.5]

Bước sang thế kỷ XXI, Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường với các yếu tố: - Về chính trị: Hoa Kỳ trở thành một nhân tố không thể bỏ qua trong

quá trình hoạch định chính sách của hầu hết các nước và có vai trò quyết định trong phần lớn các cơ chế đa phương trên thế giới. Hoa Kỳ còn là một trong những thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc đồng thời cũng là quốc gia thành viên quan trọng nhất của các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, WTO.

- Về kinh tế: Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế phát triển số một thế giới, là quốc gia quan trọng bậc nhất của khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, nơi được dự báo sẽ là trung tâm phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI. [93, tr.4]

- Về quân sự: Hoa Kỳ là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, là quốc gia nắm giữ quyền lãnh đạo của liên minh quân sự lớn nhất thế giới hiện nay là NATO.

- Về văn hoá: Điện ảnh, giáo dục của Hoa Kỳ có sức hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ nhiều nước trên thế giới.

Ngày 4/1/2000 Hoa Kỳ đưa ra “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới”. Chiến lược này có sự điều chỉnh lớn trên lĩnh vực an ninh quân sự của Hoa Kỳ đối với khu vực và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự kiện nổi bật có tác động lớn nhất đối với quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI là cuộc tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ ngày 11/9/2001. Sự kiện 11/9 làm vấn đề

chống khủng bố trở thành mối quan tâm hàng đầu, buộc Hoa Kỳ phải điều chỉnh và triển khai chiến lược toàn cầu mới.

Ngày 20/9/2002 Tổng thống G.W.Bush công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới với những đặc điểm nổi bật:

Một là, không để cho các mối đe doạ an ninh có nguy cơ tiếp cận, nhấn mạnh sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế. Hoa Kỳ đã vi phạm thô bạo Hiến chương Liên Hợp Quốc khi phát động cuộc chiến tại Afghanistan, Irắc.

Hai là, chính sách chống khủng bố với tuyên bố “hoặc là đứng về phía Hoa Kỳ hoặc là đứng về phía khủng bố.” [72,tr.12]

Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau ngày 11/9/2001 dẫn đến những điều chỉnh về chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước và khu vực. Cuộc chiến chống khủng bố trên thực tế đã buộc Hoa Kỳ phải quan tâm đến khu vực Đông Nam Á. [73,tr.31] Sự điều chỉnh lớn về an ninh và quân sự của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược đối ngoại mới của Hoa Kỳ.

+ Thực trạng quan hệ hai nước

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là một bộ phận nằm trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa là cầu nối giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau, vừa là cầu nối giữa Đông Nam Á với các nước lớn của Châu Á. Vì vậy Việt Nam tiếp tục là một trong các mục tiêu quan tâm của Hoa Kỳ. [24,tr.167] Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam luôn mang tính hai mặt, một mặt vừa cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ cho chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và dành lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, mặt khác Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình” thông qua “can dự” với khẩu hiệu “dân chủ và nhân quyền” để áp đặt nhằm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Hoa Kỳ. [92,tr.536]

Đối với Việt Nam, chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ là một bộ phận trong chính sách của Việt Nam đối với các nước lớn.

Đại hội IX (4/2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Thúc

đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế nhất là trong lĩnh vực kinh tế, tuy đang chi phối quá trình toàn cầu hoá, nhưng họ cũng có nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác vì lợi ích của chính họ với nhau cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn về lợi ích, cho nên chúng ta cần và có thể tranh thủ phát triển quan hệ đa dạng, bao gồm cả quan hệ

chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ… với các nước đó để thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài cho sự phát triển đất nước” [8, tr.114- 115]. Đến đại hội X (4/2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.” [9,tr.112 - 113] Việc cải thiện và thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới trở thành một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của hoạt động đối ngoại Việt Nam. Việc phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đáp ứng lợi ích thiết thực của Việt Nam, đặc biệt là trong khung cảnh Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

Bước sang thế kỷ XXI, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Collin Powell là quan chức cao cấp đầu tiên sang thăm Việt Nam (24 – 26/7/2001) và tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) với các nước đối thoại (PMC) tại Hà Nội, Việt Nam.

Về phía Việt Nam, từ ngày 9 - 14/2/2001 Phó Thủ thướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm Hoa Kỳ và có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo

cấp cao của Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ, gặp gỡ với đại diện của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ. Từ ngày 30/9 - 2/10/2003 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã đến thăm Hoa Kỳ thể hiện nguyện vọng Việt Nam sẵn sàng cùng Hoa Kỳ xây dựng một khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài vì lợi ích to lớn của nhân dân hai nước vì hoà bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Chuyến thăm Hoa Kỳ của của Phó Thủ tướng Vũ Khoan (3 – 12/12/2003) đã có cuộc hội đàm, tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo Chính phủ Hoa Kỳ trong đó có Ngoại trưởng C.Powell, Cố vấn An ninh quốc gia C.Rice, đại diện thương mại R.Zoellick… Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, phía Hoa Kỳ tỏ ý ủng hộ nỗ lực của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác trong giải quyết các vấn đề nhân đạo như: MIA, rà phá bom mìn…

Chuyến thăm tạo nên bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước đó là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải (19 – 24/6/2005). Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, đánh dấu bước tiến trong việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ G.W.Bush tại Nhà Trắng (ngày 21/6/2005). Lần đầu tiên trong lịch sử, trong khuôn khổ cấp nhà nước, hai bên đã ra Tuyên bố chung tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước “Nhân dịp kỷ

niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tổng thống và Thủ tướng bày tỏ sự hài lòng trước những tiến triển đã đạt được đến nay và khẳng định, nét đặc trưng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là tôn trọng lẫn nhau, gia tăng quan hệ kinh tế và thương mại, cùng chia sẻ mối quan tâm về hòa bình, sự phồn vinh và an ninh ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương, gia tăng hợp tác trên hàng loạt vấn đề hai bên cùng quan

tâm” … “Hai nước có lợi ích chung trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong khuôn khổ một mối quan hệ đối tác ổn định và bền vững.

Để đạt được điều đó, Tổng thống và Thủ tướng khẳng định chủ trương đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc phát triển mối quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi”. [90] Chuyến thăm cũng chứng tỏ mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển theo đúng phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” và cùng bắt tay vào một trang mới trong quan hệ.

Sự hiện diện của Tổng thống G.W.Bush tại Việt Nam tháng 11/2006 trong khuôn khổ các cuộc họp của các nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 cho thấy quan hệ hai nước đã bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định và phát triển, điều này thể hiện trong phát biểu của Tổng thống G.W.Bush tại cuộc họp báo tại Hà Nội, Việt Nam: "Chúng tôi muốn nói rằng Việt Nam bây giờ là một đất nước hoà bình, ổn

định và hữu nghị. Nhân dân Việt Nam muốn đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ. Hai dân tộc đều muốn hoà bình, đoàn kết, hữu nghị phải cùng nắm tay nhau đi tới tương lai". Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. [54, tr.5] Bên cạnh đó Hoa Kỳ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam: Chủ tịch Hạ viện D.Hastert (4/2006), Bộ trưởng Quốc phòng D.Rumsfeld (6/2006), đại diện Thương mại S.Schwab (5/2006), Bộ trưởng Tài chính H.Paulson (9/2006), Ngoại trưởng C.Rice (năm 2006).

Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 6/2007, hai bên thống nhất rằng mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đang tiếp tục mở rộng và quan hệ hai nước đang phát triển lên tầm cao mới, đánh dấu thêm một bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Trong Tuyên bố chung của hai nước nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa Kỳ (ngày 25/6/2008) hai bên đã khẳng định nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường mối quan hệ song phương đang ngày càng năng động và hiệu quả “Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tích cực và

đang phát triển, tôn trọng lẫn nhau, và cùng cam kết hợp tác nhiều mặt mang tính xây dựng trên nhiều vấn đề để góp phần làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu hướng tới một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ổn định, an ninh, dân chủ, hòa bình và trao đổi về đóng góp của Việt Nam và Hoa Kỳ cho mục tiêu này trong tương lai”. [97] Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của những nỗ lực trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại. Như vậy, thông qua các chuyến thăm với các cuộc đối thoại và tiếp xúc về các vấn đề cùng quan tâm hai nước đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo dựng lòng tin, giảm thiểu sự khác biệt, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hợp tác thực chất hơn trên nguyên tắc cơ bản quan hệ hai bên “Đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi” vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp cho hoà bình và hợp tác quốc tế.[70,tr.37]

* Quan h Vit Nam – Hoa K dưới thi Tng thng Barack Obama

+ Bối cảnh quốc tế và khu vực

Ngày 20/1/2009, Thượng Nghị Sĩ Barack Obama chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ trong hoàn cảnh:

- Khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong nước: các tập đoàn lớn tuyên bố phá sản, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chao đảo, nợ chính phủ lên mức cao kỷ lục (12.100 tỷ USD).

- Sự sa lầy của Hoa Kỳ ở Irắc và Afganistan trong cuộc chiến chống khủng bố (tại Irắc số binh lính Hoa Kỳ chết đã vượt quá 4200 người [98], tình hình ở Afganistan ngày càng bất ổn sau sự trở lại của lực lượng hồi giáo Taliban từ năm 2005).

- Làn sóng chống Hoa Kỳ trên khắp thế giới, đặc biệt tại các nước Hồi giáo.

- Mặc dù trên trường quốc tế Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường, song sức mạnh của Hoa Kỳ bị suy giảm tương đối trong khi các nước lớn khác đều vươn lên mạnh mẽ, nhất là nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Trong đó Trung Quốc, Nga và nhiều nước đã lợi dụng tình thế Hoa Kỳ tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự từng bước thách thức vai trò và vị thế của Hoa Kỳ.

Trước tình hình trên đòi hỏi chính quyền B.Obama phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Chiến lược An ninh Quốc gia (ngày 27/5/2010) của Tổng thống B.Obama có những điều chỉnh, kết hợp hòa dịu với cứng rắn và có phần mềm dẻo, linh hoạt hơn so với thời Tổng thống G.W.Bush.

Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chính quyền B.Obama ngày càng coi trọng vai trò của khu vực này. Chính sách Đông Nam Á của Chính quyền B.Obama nằm trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương, còn chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương lại là nhân tố cơ bản trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Chính quyền mới tiếp tục chính sách ưu tiên củng cố

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)