Quan hệ Kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 47 - 56)

5. Cấu trúc Luận văn

2.1.2 Quan hệ Kinh tế

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ là điểm nổi bất nhất trong quan hệ hai nước từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

* V Thương mi

Với Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA, ký ngày 13/7/2000 và có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hoa Kỳ đã dành cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) vào tháng 12/2006, làm giảm mức thuế trung bình đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam từ khoảng 40% xuống còn 4%, thúc đẩy nhanh chóng hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Việc Việt Nam gia nhập WTO (có hiệu lực từ 7/1/2007) đã tạo ra tiền đề cho quan hệ hai nước tiến đến bình thường hoá đầy đủ.

Nếu như năm 2001 khi hai nước ký Hiệp định BTA kim ngạch hàng hoá hai chiều là 1,5 tỷ USD thì đến năm 2002, một năm sau khi BTA được ký kết kim ngạch thương mại giữa hai nước là 2,6 tỷ USD. Kể từ năm 2005 Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, quan hệ mậu dịch giữa hai nước tăng nhanh đạt 7,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ 6522 triệu USD gồm có: hàng dệt may chiếm tỷ trọng 44,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, giầy dép chiếm 11%, thuỷ hải sản chiếm 9,6%, đồ gỗ chiếm 10,7%, các loại nông sản chiếm 6%, dầu khí chiếm 4,7%, các loại mặt hàng khác chiếm 13% và nhập khẩu từ Hoa

Việt Nam là một thị trường đang nổi lên với dân số trẻ, lực lượng lao động với chi phí thấp, tăng trưởng GDP cao kéo dài (tăng trưởng trung bình hàng năm 7% trong thời kỳ 2000 – 2010). Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2010 đã đạt 18,6 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, tăng 19% so với năm 2009 và tăng hơn rất nhiều so với tổng kim ngạch thương mại 451 triệu USD vào năm 1995, lập kỷ lục mới từ trước đến nay. Trong năm 2010, Việt Nam xuất các sản phẩm trị giá hơn 14,86 tỷ USD vào thị trường Hoa Kỳ, tăng 20% với năm 2009. Dệt may, đồ gỗ, giày dép và thủy sản là các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước. Tổng giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ từ thị trường Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 3,71 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam gồm: máy móc, thiết bị cơ khí, phụ tùng, bông, vải sợi, các sản phẩm nông nghiệp…Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, năm 2010, Việt Nam xếp 27/221 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Trong đó hàng dệt may là sản phẩm thu được ngoại tệ nhiều nhất cho Việt Nam, đạt 5,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2009, tiếp theo là đồ gỗ đạt 1,82 tỷ USD và giày dép đạt 1,62 tỷ USD. Thiết bị điện, sản phẩm âm thanh vượt lên chiếm vị trí thứ tư

Bảng 2.1

Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2001 - 2011)

Tỷ USD 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (dự kiến) [Nguồn: VCCI] Quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong những năm tới muốn tăng

được kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam cần tăng được nguồn cung có sức cạnh tranh, nhất là những mặt hàng công nghiệp chế biến. Nhà nước nên đơn giản các thủ tục hành chính, ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn và tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra những mặt hàng mới có giá trị cao để xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ngoài ra Hoa Kỳ sớm loại bỏ thuế chống phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam, xem xét để Việt Nam được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP). Vì với GSP, Việt Nam sẽ có sân chơi bình đẳng với một số nước và một số mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ như: nông hải sản chế biến, rau quả chế biến và một số mặt hàng máy móc cơ khí, thiết bị điện mà Việt Nam đang xuất khẩu nhiều hơn trong những năm gần đây. Nếu được hưởng GSP của Hoa Kỳ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đều sẽ được hưởng mức thuế suất bằng 0. Ngoài việc xem xét dành GSP cho Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã đề nghị Việt Nam đàm phán Hiệp định Đầu tư song phương (BIT) đồng thời có thể đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương (FTA) với Việt Nam trong thời gian không xa thì mối quan hệ thương mại song phương có thể nâng cấp lên cao hơn. Rõ ràng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ chỉ có thể phát triển một cách mạnh mẽ và đầy đủ nếu Việt Nam có thể thuyết phục được Hoa Kỳ dành GSP cho Việt Nam cũng như đàm phán ký kết Hiệp định BIT với Hoa Kỳ để mở đường cho các tập đoàn Hoa Kỳ vào Việt Nam, từ đó thúc đẩy buôn bán song phương, cuối cùng tiến tới, ký một Hiệp định FTA toàn diện với Hoa Kỳ, phối hợp trong việc tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngày 12/11/2011 trong khuôn khổ Hội nghị APEC tại thành phố Honolulu, bang Hawaii của Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Việt Nam đã dự Đối thoại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Mỹ. Tham gia diễn đàn có đại diện gần 200

doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam, Chủ tịch nước đã trao đổi với các doanh nghiệp Hoa Kỳ về môi trường kinh doanh, các chính sách đầu tư, thương mại, du lịch … của Việt Nam, khẳng định nỗ lực của Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ làm ăn tại Việt Nam, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp vận động chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Bảng 2.2

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ

(6 tháng đầu năm 2011)

TT Mặt hàng Đơn vị

tính Lượng Trị giá

1 Sản phẩm dệt, may USD 0 3,167,318,702

2 Giày dép các loại USD 0 880,476,203

3 Sản phẩm từ gỗ USD 0 618,856,760 4 Hàng thủy sản USD 0 484,101,635 5 Hàng hóa khác 388 401,112,374 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 247,409,417 7 Dầu thô tấn 285,600 243,323,862 8 Máy vi tính, Sản phẩm điện

tử & linh kiện USD 0 239,408,037

9 Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù USD 0 223,337,827

10 Cà phê tấn 86,468 210,482,430

11 Hạt điều tấn 21,381 166,197,223 12 Sản phẩm từ sắt thép USD 0 115,464,440

13 Điện thoại các loại và linh

kiện USD 0 84,156,110

14 Dây điện & dây cáp điện USD 0 83,957,653 15 Linh kiện, phụ tùng ô tô

khác USD 0 72,263,543

16 Hạt tiêu tấn 11,985 68,289,530

17 Tàu thuyền các loại USD 0 55,573,452

18 Sản phẩm từ giấy USD 0 54,387,669

19 Sản phẩm từ chất dẻo USD 0 53,828,341

20 Sản phẩm từ kim loại thường USD 0 43,585,913

21 Cao su tấn 9,153 35,711,864

22 Đá quý, kim loại quý và Sản

phẩm USD 0 30,428,038

23 Máy ảnh, máy quay phim và

linh kiện USD 0 21,256,164

24 Xơ, sợi dệt các loại tấn 7,641 19,737,560

25 Sản phẩm gốm, sứ USD 0 19,494,072 26 Sản phẩm từ cao su USD 0 19,401,013 Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 USD 7,796,380,110 [Nguồn: VCCI ] Bảng 2.3 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ (6 tháng đầu năm 2011)

TT Mặt hàng Đơtínhn vị Lượng Trị giá

1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ

& phụ tùng USD 0 360,813,147

2 Bông các loại tấn 98,239 354,602,726

3 Hàng hóa khác 15,443 267,962,456 4 Thức ăn gia súc và nguyên

liệu USD 0 121,393,428

5 Phế liệu sắt thép tấn 263,910 119,901,151 6 Chất dẻo nguyên liệu tấn 47,791 106,628,021 7 Sữa và sản phẩm từ sữa USD 0 101,361,074 8 Nguyên phụ liệu dệt, may,

da, giày USD 0 89,373,977

9 Sản phẩm hóa chất USD 0 70,218,998

10 Gỗ và sản phẩm từ gỗ USD 0 68,686,815

11 Máy vi tính, sản phẩm điện

tử & linh kiện USD 0 60,475,572

12 Lúa mỳ tấn 145,473 57,330,938

13 Hóa chất USD 0 53,893,471

14 Sản phẩm từ sắt thép USD 0 43,576,129 15 Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếc 1,796 39,686,720

16 Dược phẩm USD 0 35,097,896

17 Phương tiện vận tải khác &

phụ tùng USD 0 18,928,434

18 Sản phẩm từ chất dẻo USD 0 17,410,884

19 Phôi thép tấn 27,152 16,322,771

20 Hàng rau quả USD 0 14,586,076

Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng

đầu năm 2011 USD 2,142,170,242

[Nguồn: VCCI ]

* V đầu tư

Bên cạnh hoạt động thương mại, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng bắt đầu tăng mạnh. Hoa Kỳ hiện nằm trong danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn, công ty lớn của Hoa Kỳ như Intel, IBM, Citi Group, Coca Cola, Pepsi Cola, Chevron, AES… đã hiện diện tại Việt Nam.

Năm 2000 các công ty và doanh nghiệp Hoa Kỳ có 101 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 1,1 tỷ USD, xếp thứ 10 trong số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Kể từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại vào năm 2001, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ đã tăng nhanh. Những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh đầu tư ở Việt Nam gồm các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ cao, hoá dược, năng lượng, cơ khí chế tạo và cơ sở hạ tầng. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), môi trường đầu tư được cải thiện và các công ty Hoa Kỳ đã quan tâm hơn đến đầu tư tại Việt Nam. Năm 2008 FDI của Hoa Kỳ đạt 2,6 tỷ USD, số vốn của các công ty Hoa Kỳ chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 12/2009 Hoa Kỳ có 495 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 14,5 tỷ USD, đứng thứ 6 trong tổng số 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2009 Hoa Kỳ là nhà đầu tư số 1 với 43 dự án cấp mới, 12 dự án tăng vốn với tổng số vốn lên đến 9,8 tỷ USD. Theo thống kê của Việt Nam, năm 2009 Hoa Kỳ đã trở thành đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, vượt xa các đối tác đầu tư nước ngoài truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Singapore. Tổng số vốn đăng ký được cấp phép năm 2009 của Hoa Kỳ là khoảng 5,9 tỉ USD, chiếm hơn 45% tổng số vốn đầu tư, và các dự án cam kết đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Năm 2010 Hoa Kỳ đứng thứ 7/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với 556 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13,075 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2011, Hoa Kỳ có 579 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13,251 tỷ USD, trong đó lĩnh vực dịch vụ với 131 dự án, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 254 dự án, số còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có mặt tại 35/64 địa phương của Việt Nam. [61] Bên cạnh các khoản đầu tư trực tiếp, Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng trong việc

Quan hệ đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoa Kỳ đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hai bên cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư, khuyến khích Việt kiều từ Hoa Kỳ về nước đầu tư.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, nhiều học giả quốc tế cho rằng, xét trên bình diện kinh tế, chính trị, quân sự, thì trong vòng hai mươi năm tới Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục là cường quốc số một thế giới. Về kinh tế, Hoa Kỳ tiếp tục là nước chiếm tỷ trọng lớn trong trao đổi thương mại và đầu tư toàn cầu. Hoa kỳ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên thế giới (đạt 47.200 USD/người năm 2010). Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ đạt khoảng 2.329,6 tỷ USD, đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. [61] Do vậy, việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ, một nước có tiềm lực vượt trội, có một ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam. Quan điểm của Đảng và của Nhà nước Việt Nam về vấn đề phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế là rất rõ ràng, điều này được thể hiện rõ nét trong việc Việt Nam gia nhập vào WTO, ký kết các Hiệp định Thương mại song phương và đa phương với các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới.

Có thể nói trong bức tranh tổng thể quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư là mảng màu sáng nhất, phát triển rất nhanh chóng, đạt được nhiều thành quả to lớn và thiết thực. Song, xét cả về lượng và chất, đó mới chỉ là bước khởi đầu khiêm tốn. Với nỗ lực của cả Việt Nam và Hoa Kỳ, hai nước sẽ đạt được những tiến bộ hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)