Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 83)

5. Cấu trúc Luận văn

2.3.2 Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

1. Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều khác biệt trong đó khác biệt lớn nhất hiện nay là thể chế chính trị giữa hai nước, do đó về lâu dài Hoa Kỳ luôn tìm cách tác động tới thể chế chính trị Việt Nam theo hướng đa nguyên đa đảng, mà một trong các biện pháp là gây sức ép về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Thể chế chính trị TBCN của Hoa Kỳ khác với thể chế chính trị theo con đường XHCN của Việt Nam, song điều đó không ngăn cản Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với Hoa Kỳ. Một bộ phận nhỏ trong giới cầm quyền Hoa Kỳ vẫn còn ảo tưởng gây sức ép để thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam theo ý muốn, do đó lợi dụng những vấn đề như tôn giáo, nhân quyền để can thiệp vào quan hệ với Việt Nam đã gây ra không ít trở ngại trong phát triển quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.

2. Sự nghi kỵ lẫn nhau: Do có sự đối đầu trong chiến tranh nên trong mối quan hệ này, Việt Nam luôn cảnh giác trước Hoa Kỳ về nguy cơ

“diễn biến hoà bình” hoặc “âm mưu lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Quá khứ chiến tranh tiếp tục là một đặc điểm không nhỏ trong xây dựng và phát triển quan hệ hai nước. Hoa Kỳ có lợi ích trong xử lý các vấn đề MIA, đoàn tụ gia đình..., Việt Nam có lợi ích trong khắc phục hậu quả chiến tranh để lại như vấn đề CĐDC, rà phá bom mìn... Đây là trở ngại nhưng nếu xử lý tốt cũng là động lực để thúc đẩy quan hệ, tạo cơ sở để tăng cường hiểu biết và lòng tin giữa hai nước. “Ngày 12/5/2011 Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố với báo chí: Từ ngày 13/6/2011 tại thư viện Tổng thống Nixon ở California sẽ công khai bộ tài liệu tối mật có thể tích 104.772 cm3 về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1945 – 1967: nghiên cứu do Bộ Quốc phòng soạn thảo. Đây là bộ tài liệu được soạn thảo theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lúc bấy giờ là R.McNamara, người muốn có một cái nhìn lịch sử và toàn diện về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, ông đã phê duyệt tài liệu này năm 1967. Bộ tài liệu được công khai giúp dư luận hiểu thêm về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, về cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Bộ tài liệu sẽ trả lời những câu hỏi cụ thể mà chỉ dựa vào những tư duy và phán đoán thì chưa thể có câu trả lời. Đồng thời việc công khai tài liệu này cũng là một đóng góp vào quá trình gác lại quá khứ, hướng tới tương lai trong việc phát triển quan hệ giữa hai nước”. [84, tr.20]

3. Điểm khác biệt lớn nữa là với ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật... Hoa Kỳ có tham vọng thiết lập vai trò lãnh đạo ở Châu Á – Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang vươn lên về mọi mặt do vậy trong từng vấn đề, và vào những thời điểm khác nhau, Hoa Kỳ có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế của Việt Nam.

4. Yếu tố Trung Quốc: Vì quyền lợi chiến lược, Trung Quốc không muốn có một quan hệ hợp tác chặt chẽ Việt Nam – Hoa Kỳ ở sát biên giới phía Nam của mình. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam không nước nào muốn khiêu khích với Trung Quốc. Nếu đối với Hoa Kỳ, quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là một điều nên làm thì đối với Việt Nam đó là một điều cần làm. Là một nước nhỏ có biên giới với một nước khổng lồ với một quan hệ lịch sử phức tạp, trong khi quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam phải có những lựa chọn tế nhị giữa một bên là nhu cầu thắt chặt quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và một bên là đòi Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với các nước khác nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. [66, tr.15]

Nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI đã phát triển mạnh mẽ, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau theo hướng hợp tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Chương 3

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ 3.1 Triển vọng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

3.1.1 Chiều hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Mười sáu năm qua quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã và đang tạo dựng nền tảng vững chắc và rõ ràng trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, quốc phòng đến kinh tế, giáo dục… do đó để đánh giá triển vọng về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cần dựa trên sự phân tích theo hướng vận động của các nhân tố chi phối chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các nhân tố tác động có thể chia thành hai nhóm:

- Nhân tố khách quan: bao gồm bối cảnh thế giới và tình hình Châu Á – Thái Bình Dương.

- Nhân tố chủ quan: là các tính toán lợi ích của Hoa Kỳ và của Việt Nam trong quan hệ hai nước.

Về nhân tố khách quan: bối cảnh quốc tế đang có những chiều hướng thuận lợi cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Hiện tại cũng như tương lai, xu thế hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Phát triển kinh tế vẫn tiếp tục là ưu tiên của các quốc gia, mặt khác sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, EU sẽ là những thách thức đối với Hoa Kỳ.

Đối với Hoa Kỳ, chính sách với Việt Nam nằm trong tổng thể chính sách Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời có tính đến những đặc điểm địa chính trị thuận lợi của Việt Nam trong khu vực.

“Ngày 8/2/2011 Hoa Kỳ đã chính thức công bố văn kiện về Chiến lược An ninh Quốc gia 2011 với mục đích đưa sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ thích

ứng với những thách thức, diễn biến nhanh chóng, năng động trong tương lai. Chiến lược này thúc đẩy 3 chủ đề chính:

1. Xác định những lợi ích quốc gia và mục tiêu quân sự lâu dài. Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết mục tiêu quân sự quốc gia bao gồm:

- Chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực

- Ngăn chặn và đánh bại các hành động gây hấn

- Tăng cường an ninh quốc tế và khu vực

- Định hình lực lượng tương lai

2. Mở rộng quan hệ an ninh đồng minh, đối tác đa dạng. Trong đó đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ xác định “… Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ởĐông Bắc Á như trong nhiều thập kỷ. Nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ đầu tư hơn nữa sự chú ý vào Đông Nam Á và Nam Á, các tổ chức như ASEAN và các diễn đàn đa phương khác nhằm duy trì một sự hiện diện bền vững, đa dạng và sự tiếp cận đầy đủ trong các hoạt động của khu vực. Hoa Kỳ cũng tìm kiếm mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện với Trung Quốc nhằm mở rộng các khu vực lợi ích và sử dụng

ảnh hưởng của nước này với Bắc Triều Tiên.”

3. Sự chuẩn bị khả năng và tính sẵn sàng cho quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh”. [85, tr.66]

Về nhân tố chủ quan: Trong bối cảnh hiện nay, Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố và sự nổi lên của nhân tố Trung Quốc, Hoa Kỳ mong muốn tìm kiếm hơn nữa sự hợp tác của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Một nước Việt Nam ổn định và phát triển cũng phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ. Việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Hoa Kỳ các lợi ích chính

trị, chiến lược, kinh tế đáng kể. Là một siêu cường với những lợi ích toàn cầu, Hoa Kỳ luôn nhìn quan hệ với Việt Nam từ góc độ lợi ích chiến lược.

Tháng 11/2011, APEC 2011 - Hội nghị cấp cao lần thứ 19 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra tại Honolulu, Hawaii – Hoa Kỳ với mục tiêu định hình kiến trúc tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực lên một tầm cao mới. Với chủ đề: “21 nền kinh tế cho thế kỷ 21 - Chương trình nghị sự về tăng trưởng và tạo ra việc làm”, Ngoại trưởng Hilary Clinton khẳng định tại Hội nghị "Cũng như cách mà Hoa Kỳ đã đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành nên cấu trúc trên khắp Đại Tây Dương – và để đảm bảo rằng nó hiệu quả cho chúng tôi và tất cả mọi người – chúng tôi giờ đây triển khai điều tương tự với Thái Bình Dương.” Chiến lược này của Hoa Kỳ dựa trên 6 trụ cột: i) Tăng cường các quan hệ đồng minh song phương; ii) Tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi (trong đó có các nước ASEAN và Trung Quốc); iii) Tăng cường can dự tại các thể chế khu vực (ASEAN, ARF…); iv) Mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực; v) Tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực; vi) Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. “Tuyên bố Honollu - hướng tới một nền kinh tế khu vực” đã được các lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thông qua ngày 14/11/2011 trong đó thống nhất giảm thuế hải quan để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. [117]

Như vậy có thể thấy Chính quyền B.Obama tiếp tục theo đuổi mục tiêu: (i) Tăng cường vị thế, ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng; (ii) Ngăn các nước lớn khác giành ảnh hưởng và đe doạ lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực.

3.1.2 Chiều hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam

Về tình hình thế giới những năm tới, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/2011) nêu dự báo: “Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe doạ an ninh, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường … còn tiếp tục gia tăng.

Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có quan hệ ảnh hưởng nhiều với nước ta, có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao … giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây

mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực”. [10, tr.184]

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. [10, tr.235 - 236] Căn cứ vào các cơ sở lợi ích và chính sách nêu trên cho thấy, việc phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là nhu cầu chung của cả hai bên. Hoa Kỳ có lợi ích khi quan hệ với một nước Việt Nam phát triển ổn định, độc lập, mở cửa và hội nhập khu vực và thế giới. Việt Nam có quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ sẽ có lợi trên nhiều mặt, trong đó có cả chống khủng bố và bảo đảm ổn định, an ninh trong khu vực. Việt Nam tiếp tục coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược. Việt Nam cần mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ, ngược lại Hoa Kỳ cũng coi trọng tăng cường quan hệ với Việt Nam.

Những phát triển trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không tách khỏi bối cảnh thuận lợi trong khu vực và quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là dòng chảy chính tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động. Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của các tổ chức và

diễn đàn hợp tác đa phương trong khu vực như APEC, ARF, ASEM… Bối cảnh khu vực có nhiều thuận lợi nhưng để đẩy nhanh quan hệ hai nước, cần nỗ lực của cả hai bên.

Trên thực tế, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, và là nền tảng để đi tới một dạng quan hệ hợp tác cao hơn. Ngày 17/6/2011 Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ tư đã được tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ để thảo luận các vấn đề an ninh song phương và khu vực. Hai bên cũng thảo luận việc nâng tầm quan hệ song phương hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, một chủ đề về quan hệ đã được tái khẳng định trong chuyến thăm của Ngoại trưởng H.Clinton tại Việt Nam vào tháng 10/2010. [57] Trong Tuyên bố nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam (2/9/2011) Ngoại trưởng Hoa Kỳ H.Clinton viết: "Mối quan hệ của chúng ta (Hoa Kỳ và Việt Nam) dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau cam kết tăng cường ổn định và thịnh vượng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là bạn và đối tác của Việt Nam khi chúng ta cùng tạo ra một tương lai mới cho sự hợp tác của khu vực và toàn cầu để nắm bắt cơ hội và giải quyết thách thức đặt ra đối với chúng ta”. [89]

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)