5. Cấu trúc Luận văn
3.2 Các nhân tố chi phối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới
“Nhìn lại quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có thể nhận thấy những nhân tố thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục vận động cùng chiều và ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó sự vận động nội tại của cả hai nước cũng tạo ra những tiền đề mới để quan hệ giữa hai bên có triển vọng ngày càng tốt đẹp. Vì vậy có thể cho rằng những nhân tố chi phối quan hệ giữa hai nước thời gian tới sẽ là:
Thứ nhất, bối cảnh quốc tế cho dù ít nhiều có bị vẩn đục bởi các cuộc xung đột nhỏ lẻ, các cuộc khủng bố song nhìn chung các mối quan hệ quốc tế có xu hướng hợp tác và phát triển.
Thứ hai, quá trình toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra một cách sâu rộng đặt ra những nghĩa vụ mới cũng như thuận lợi mới, trói buộc các nước vào vòng xoáy của nó. Trong vòng xoáy ấy quan hệ giữa các nước cần được thiết lập một cách bình đẳng hơn, nếu không nó sẽ gây ra những biến cố khó lường.
Thứ ba, Châu Á - Thái Bình Dương hiện đã trở thành trọng điểm trong chính sách “Coi trọng Á – Âu“ của Hoa Kỳ. Sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ không chỉ xuất phát từ lý do an ninh - chính trị mà có nội dung bao trùm là an ninh - kinh tế - chính trị. Bởi lẽ, kinh tế Hoa Kỳ hiện đang phụ thuộc vào khu vực này khá lớn. Sự phụ thuộc này không chỉ giới hạn ở mức độ lợi ích thương mại hay đầu tư của Hoa Kỳ mà quan trọng hơn, khu vực này đang nắm giữ phần lớn trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, hay nói cách khác là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang dựa vào túi tiền của Nhật Bản, Trung Quốc,... để duy trì khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế tiêu thụ. Bất cứ động thái nào của các nước trong khu vực liên quan đến sự từ bỏ đồng USD trong dự trữ ngoại hối của họ đều gây tác động xấu tới an ninh kinh tế của Hoa Kỳ. Vì vậy tăng cường hợp tác với khu vực này trên tinh thần“mềm hoá“ có lẽ sẽ là chiều hướng chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Với những xu thế toàn cầu và yêu cầu nội tại của mỗi nước, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nhìn chung là có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển, có thể theo chiều hướng sau:
Quan hệ chính trị tiếp tục khởi sắc nhờ sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ ngày càng tăng, một số vấn đề còn trở ngại như sự mặc cảm và chống đối của một bộ phận Việt Kiều đang được tháo gỡ bằng các chính sách cởi mở hơn của Việt Nam. Bên cạnh đó việc Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong diễn đàn chính trị thế giới và trong ASEAN cũng sẽ tạo điều kiện để hai nước tiếp tục có những trao đổi về mục tiêu an ninh và sự thịnh vượng của thế giới nói chung và khu vực nói riêng.
Quan hệ thương mại tiếp tục phát triển nhanh chóng tạo cơ sở cho sáng kiến về một hiệp định tự do giữa hai nước. Với lợi thế của những ngành sử dụng nhiều nhân công và nhu cầu của một thị trường đang công nghiệp hoá, nền kinh tế Việt Nam sẽ thu được nhiều lợi ích từ thị trường Hoa Kỳ. Bùng nổ trong đầu tư trực tiếp FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Việc hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư TIFA đã tạo đà cho dòng chảy FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Những cam kết cụ thể cũng như những gì Việt Nam đang nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống luật sẽ tạo ra sức thu hút mới đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại song phương BTA đã và đang được thực thi nghiêm túc sẽ là cơ sở cho nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ với các lĩnh vực kinh doanh đa dạng có thể xuất hiện ở Việt Nam thời gian tới“.[74]
Do đó trong thời gian tới, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có thể xảy ra 3 khả năng sau:
Một là, Hoa Kỳ coi trọng vai trò của Việt Nam trong chiến lược an ninh ở khu vực. Khả năng này xảy ra khi các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc có những động thái mà Hoa Kỳ cho là đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích của họ ở
Đông Nam Á và Biển Đông. Mức độ nóng lên ở Biển Đông trong năm 2011 với việc tàu Trung Quốc cắt cáp quang của Philippines và Việt Nam đã khiến cho nhiều nước quan ngại và chỉ trích. Tại Diễn đàn đối thoại Shangri La tháng 6/2011 (Singapore) Ngoại trưởng Hoa Kỳ H.Clinton nhấn mạnh “Lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ bao gồm quyền tự do hàng hải, quyền tiến vào các vùng biển chung Châu Á, và sự tôn trọng luật quốc tế tại khu vực Biển Đông”. [86, tr.22] Và tại Hội thảo về An ninh Hàng Hải ở Biển Đông diễn ra vào tháng 6/2011 tổ chức tại Hoa Kỳ, cũng đã phản ánh những nỗ lực chung trong nhìn nhận, đánh giá tình hình và kiến nghị các giải pháp đảm bảo hoà bình, ổn định, an ninh hàng hải tại Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ quan tâm và can thiệp sâu hơn vào việc xử lý Biển Đông nhằm chia sẻ lợi ích quốc gia cùng với các nước khác trong việc đảm bảo tự do hàng hải và ủng hộ giải pháp đa phương đối với vấn đề Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình và hợp tác của tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền; phản đối việc sử dụng vũ lực, ủng hộ tuyên bố của các bên liên quan về quy tắc ứng xử Biển Đông.
Hai là, Hoa Kỳ vẫn chống lại Việt Nam. Xu hướng này vẫn được một bộ phận trong Quốc hội Hoa Kỳ, một nhóm cựu binh và cộng đồng người Việt phản động ở Hoa Kỳ ủng hộ. Tuy nhiên, điều này không phản ánh những lợi ích lâu dài và căn bản của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Ba là, Hoa Kỳ sẽ vẫn từng bước thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong khi vẫn dùng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để gây sức ép đối với Việt Nam.
Có lẽ khả năng thứ ba có tính khả thi nhất vì ở đó thể hiện lợi ích của hai nước, phản ánh tình hình và tương quan lực lượng ở khu vực và thực tiễn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua. Do đó trong thời gian tới,
quan hệ kinh tế sẽ vẫn là trục trung tâm của toàn bộ các quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ và sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Sự ràng buộc ngày càng chặt chẽ về lợi ích kinh tế sẽ trở thành nhân tố quan trọng góp phần hoà giải bất đồng, mâu thuẫn giữa hai nước hiện nay. Có thể thấy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đang đứng trước những cơ hội phát triển mới. Hoa Kỳ là nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, là nước nắm công nghệ nguồn, nguồn đầu tư FDI của thế giới và là thị trường khổng lồ, trong khi đó Việt Nam là thị trường khá hấp dẫn đối với các công ty Hoa Kỳ với dân số hơn 80 triệu người, ổn định về chính trị, nền kinh tế tăng trưởng hơn 7%/năm (năm 2000 – 2010), nguồn nhân lực dồi dào, năng động. Bên cạnh đó việc hợp tác về giáo dục đào tạo cũng sẽ tiếp tục tăng nhanh và đi vào chiều sâu. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên các lĩnh vực khác như: viện trợ nhân đạo, giải quyết các vấn đề tồn tại do chiến tranh để lại… sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
3.3 Một số kiến nghị về chính sách của Việt Nam đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới
Khi xử lý các vấn đề phát sinh trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cần hết sức thận trọng và tỉnh táo theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đảm bảo nguyên tắc: lợi ích dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác cần nhận thức được vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới, những mối quan tâm chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương để xử lý các vấn đề nhạy cảm.
Nhằm tranh thủ sự đồng thuận, hạn chế và giảm thiểu sự khác biệt, Việt Nam có thể thực hiện một số bước đi cụ thể trên một số lĩnh vực trọng tâm sau:
- Quan hệ Chính trị - ngoại giao: Hai nước cần duy trì các chuyến thăm cấp cao luân phiên và các cuộc gặp thượng đỉnh; hình thành cơ
chế trao đổi định kỳ và tiến hành đối thoại chiến lược giữa hai Bộ Ngoại giao, từ cấp Thứ trưởng nâng lên cấp Bộ trưởng. Mặt khác tại Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, do vậy việc tăng cường quan hệ giữa hai Quốc hội là điều hết sức quan trọng. Việt Nam cũng cần thúc đẩy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao tại Hoa Kỳ trong công tác tuyên truyền đối ngoại. Đây cũng là một kênh quan trọng để Cộng đồng Người Việt tại Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về Việt Nam.
- Quan hệ Kinh tế - thương mại: Các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư thích đáng vào khâu nghiên cứu thị trường qua đó thích ứng với thị trường rộng lớn với những quy định chặt chẽ về luật pháp như thị trường Hoa Kỳ. Ở một khía cạnh khác, việc thành lập Cơ quan xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một bước đi có hiệu quả và cần được quan tâm đẩy mạnh. Bên cạnh đó, cần có Chiến lược quốc gia xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ, có kế hoạch quảng cáo hàng hoá Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các phòng trưng bày, hội chợ. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng Website của các doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp nước ngoài kịp thời có những thông tin cần thiết trước khi quyết định đầu tư ở Việt Nam.
- An ninh quốc phòng: Việt Nam cần nhận thức rằng tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng là cần thiết để thúc đẩy các mối quan hệ khác với Hoa Kỳ; cần nghiên cứu để xây dựng chiến lược hợp tác về an ninh quốc phòng của Việt Nam với Hoa Kỳ để chủ động đưa ra những sáng kiến trong từng hoạt động cũng như trong quan hệ với các tổ chức, cơ quan của Hoa Kỳ. Việt Nam cũng cần xây dựng
Chương trình quốc gia, nghiên cứu có khoa học về vấn đề này nhằm hoạch định các chính sách liên quan đến quan hệ quốc phòng an ninh với Hoa Kỳ. Hai bên nên thống nhất cơ chế đối thoại hàng năm để trao đổi những vấn đề cùng quan tâm; đẩy mạnh nghiên cứu các hoạt động hợp tác đa phương trong khuôn khổ hợp tác an ninh ASEAN – Hoa Kỳ gồm cả các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai.
- Chính sách đối với Cộng đồng Người Việt: Việt Nam nên có chính sách đồng bộ, toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến Việt Kiều, cũng cần lựa chọn các chính khách, trí thức, doanh nhân là Việt Kiều có uy tín ở Hoa Kỳ để hình thành mạng lưới quảng bá hình ảnh Việt Nam. Hiện nay thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở Hoa Kỳ có nhiều người không nói được Tiếng Việt, thiếu hiểu biết về văn hoá, lịch sử, truyền thống dân tộc, do đó Chính phủ cần mở rộng các trường học tiếng Việt ở những nơi có cộng đồng người Việt sinh sống. Cần tăng cường công tác tuyên truyền văn hoá, lịch sử của đất nước cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ bằng nhiều phương thức. Đa dạng hoá chương trình truyền hình VTV4 cho người nước ngoài, tổ chức trại hè giao lưu, ngày Việt Nam ở nước ngoài. Đây vừa là hình thức giải trí, vừa là hình thức truyền tải thông điệp tình hữu nghị, tính nhân văn của dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Ngoài ra Chính phủ cần có chính sách thu hút tài năng của trí thức Việt Kiều tại Hoa Kỳ bằng những chính sách đãi ngộ thoả đáng, khuyến khích sự đóng góp của họ cho đất nước.
- Vấn đề dân chủ, nhân quyền: Cần đẩy mạnh tuyên truyền tính ưu việt về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người dân Hoa Kỳ
cũng như Cộng đồng Người Việt đang sinh sống ở đây. Tiến hành ký kết, phê chuẩn và thực hiện nghiêm túc các Công ước quốc tế về quyền con người; từng bước và thận trọng xem xét mở các chương trình viện trợ nhân đạo, đầu tư của Hoa Kỳ ở những vùng nhạy cảm như Tây Nguyên, Tây Bắc để họ thấy rõ hơn thiện chí của Việt Nam. Ngoài ra thông qua các kênh ngoại giao chính thức, các diễn đàn đa phương, các phương tiện thông tin đại chúng, Việt Nam cần tiếp tục đấu tranh, lên án các luận điệu vu cáo xuyên tạc Việt Nam về các vấn đề nêu trên.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua đã được xây dựng trên cơ sở lợi ích lâu dài, hai bên đang cùng nhau hướng tới một chương mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần duy trì hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
KẾT LUẬN
Nhìn lại chặng đường đã qua, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những bước tiến lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước, góp phần duy trì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương. Với những nỗ lực của cả đôi bên, đến nay hai nước đang phấn đấu đưa quan hệ lên tầm cao mới. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển dựa trên sự tôn trọng, bình đẳng và hợp tác của cả hai bên trên rất nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, an ninh, quốc phòng, các vấn đề nhân đạo như MIA, giải quyết hậu quả CĐDC, hợp tác trong khu vực và toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, chống khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân. [100]
Về chính trị, mặc dù vẫn còn một số tồn tại nhưng hai nước đã ngày càng xích lại gần nhau hơn. Các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước diễn ra thường xuyên. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, hai Tổng thống Hoa Kỳ là B.Clinton và G.W.Bush đều đã tới thăm Việt Nam. Trong khi đó các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Về kinh tế thương mại, khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại song phương năm 2000, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt hơn 1 tỷ USD, đến năm 2010 con số này đã tăng lên 18,6 tỷ USD, sáu tháng đầu năm 2011 thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 9,9 tỷ USD. [61] Ngược lại, Việt Nam với một nền kinh tế năng động, thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng cũng được Hoa Kỳ coi là một đối tác quan trọng về kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển. Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những năm
qua. Hai nước hiện là thành viên của WTO và đang trong quá trình tiếp tục