Vấn đề Nhân quyền

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 70 - 71)

5. Cấu trúc Luận văn

2.2.1 Vấn đề Nhân quyền

Bên cạnh những tiến bộ đạt được, hai bên vẫn còn có quan điểm khác biệt về vấn đề nhân quyền, tôn giáo.

Kể từ năm 2001 đến nay, năm nào Quốc hội Hoa Kỳ cũng có dự luật nhân quyền dưới các hình thức khác nhau, gắn quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, và giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF) với tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ngày 3/4/2003 Hạ nghị sĩ C.Smith đưa đạo luật về nhân quyền của Vịêt Nam (H.R.1587) ra trước Hạ viện Hoa Kỳ và được thông qua ngày 15/7/2003 và được bổ sung vào Luật Uỷ quyền đối ngoại (HR1950). Đến ngày 19/7/2004 Đạo luật về Nhân quyền của Việt Nam (H.R1587) được Hạ viện thông qua với số phiếu là 323 – 45. Ngày 15/9/2004 Việt Nam bị xếp vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt theo đạo luật tự do tôn giáo của Hoa Kỳ. Ngày 20/2/2006 Hoa Kỳ và Việt Nam nối lại các cuộc đàm phán song phương về nhân quyền ở Việt Nam sau 3 năm bị gián đoạn, đến nay Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành 14 phiên đối thoại về vấn đề dân chủ, nhân quyền trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng để xử lý những khác biệt trong các vấn đề này. Trong những năm qua chi phối mạnh nhất trong tuyên truyền và vận động chống Việt Nam chính là các nhóm thù địch, tập hợp trong các tổ chức chính trị phản động (như Chính phủ Việt Nam tự do của Nguyễn Hữu Chánh, Đảng nhân dân hành động của Nguyễn Sĩ Bính, Nguyễn Xuân Ngãi…), các hội hữu ái (như Hội cựu tù nhân chính trị ở các địa phương, Hội hữu ái không quân, hải quân…), các tổ chức tôn giáo (Tin lành, Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Hoà hảo…), các tổ chức nhân quyền (như Uỷ ban tự do tôn giáo cho Việt Nam, Tổ chức cứu người vượt biên SOS, một số tổ chức người Thượng…). Hoạt động chống Việt Nam được tiến hành

trên diện rộng, từ gây rối, bạo loạn trong nước, vận động chính trị chống chế độ Việt Nam đến vu cáo Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, vận động thông qua các nghị quyết về treo cờ ba sọc, về “vùng đất phi cộng sản”. Trong những năm gần đây Hoa Kỳ gia tăng việc gắn vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và quyền dân tộc thiểu số để gây sức ép với Việt Nam. Bọn phản động lưu vong, trong đó có Ksor Kok, đứng sau là các thế lực cực hữu ở Hoa Kỳ, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào dân tộc, bọn phản động đã lừa gạt đồng bào chạy sang Campuchia, gây rối loạn tại Tây Nguyên (năm 2002), nhiều nhóm Việt kiều cực đoan ở Hoa Kỳ tiếp tục tìm cách vận động Quốc hội Hoa Kỳ ra các nghị quyết “phê phán” tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo”.

Việc vẫn tồn tại những khác biệt về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo là điều bình thường giữa hai quốc gia có thể chế chính trị, lịch sử, truyền thống và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng để xử lý những khác biệt trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)