Quan hệ An ninh, Quốc phòng

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 56 - 61)

5. Cấu trúc Luận văn

2.1.3 Quan hệ An ninh, Quốc phòng

Quan hệ quốc phòng giữa hai nước được chính thức bắt đầu vào năm 2000 sau chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng W.Cohen đến thăm Việt Nam. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, vấn đề chống khủng bố đã trở thành mối quan tâm chung của hai nước. Từ năm 2001 đến năm 2004 theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Việt Nam đã kiểm tra tài khoản mang tên hơn 400 cá nhân và tổ chức liên quan khủng bố, cho phép máy bay Hoa Kỳ được bay quá cảnh và hạ cánh khẩn cấp trên lãnh thổ Việt Nam, cho phép sử dụng một số tần số liên lạc UHF trong trường hợp khẩn cấp liên quan chống khủng bố, đưa vào danh sách cấm nhập cảnh Việt Nam những cá nhân, tổ chức liên quan khủng bố. Đồng thời, Việt Nam cũng yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ hợp tác ngăn chặn và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân có hành động khủng bố chống Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống G.W.Bush, quan hệ quốc phòng giữa hai nước liên tục được đẩy mạnh, thể hiện qua các chuyến thăm của những người đứng đầu Bộ Quốc phòng hai bên. Đó là các chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà (11/2003), đây là chuyến thăm khai thông bế tắc trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Đến chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2005 của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai bên đã ký thoả thuận hợp tác về chia sẻ thông tin tình báo với việc thiết lập bộ phận phụ trách chia sẻ thông tin về khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và rửa tiền tại Đại sứ quán hai nước. Chuyến thăm này đã tạo đà cho chuyến thăm Việt Nam của Bộ

Tiếp đến tháng 4/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân toàn cầu tại Washington D.C, Hoa Kỳ của Tổng thống B.Obama cùng với trên 40 nhà lãnh đạo thế giới trao đổi quan điểm về những biện pháp có hiệu quả nhất nhằm siết chặt chất liệu hạt nhân, chống lại buôn lậu hạt nhân và khủng bố hạt nhân. Ngoài việc tham gia vào Diễn đàn Hạt nhân, chuyến thăm của Thủ tướng là một cơ hội cho Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận các vấn đề quan trọng trong mối quan hệ song phương. Một tháng trước đó, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Bản ghi nhớ đã mở đường cho hai bên trao đổi về khả năng đàm phán Hiệp định Hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123). Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ R.Gates thăm Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ nhất vào tháng 10/2010, hai bên đã nhất trí sẽ tăng cường quan hệ trong 5 lĩnh vực ưu tiên là: đào tạo quân sự, chủ yếu là tiếng Anh; hợp tác về quân y; Việt Nam thúc đẩy việc tham gia đội quân gìn giữ hòa bình; Hoa Kỳ tăng trợ giúp trong khắc phục hậu quả thiên tai; và tăng cường đối thoại về quốc phòng an ninh. Trước đó vào tháng 8/2010 hai nước đã tiến hành Đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng lần đầu tiên. Đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ hai đã diễn ra tại Hoa Kỳ vào ngày 19/9/2011. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương một cách thiết thực, vì lợi ích mỗi bên và duy trì hoà bình khu vực. Bản ghi nhớ có tính chất định hướng cho sự phát triển quan hệ quốc phòng giữa hai nước, thống nhất việc hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng tập trung vào 5 lĩnh vực: (i) Thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, (ii) An ninh Biển, (iii) Tìm kiếm cứu nạn, (iv) Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, (v) Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm hoạ.

Đối thoại thường niên Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ ba diễn ra vào tháng 6/2010 tại Việt Nam, hai bên đã trao đổi các vấn đề: tham gia lực lượng duy trì hoà bình của Liên Hợp Quốc, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn ngoài biển, chống phổ biến vũ khí nguyên tử, bài trừ ma tuý và tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề tàu hải quân Hoa Kỳ thăm cảng Việt Nam, MIA, rà phá bom mìn và các vấn đề liên quan đến CĐDC, tình hình tại khu vực Biển Đông. Cuộc đối thoại thường niên Chính trị - An ninh - Quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ tư đã được tổ chức ngày 17/6/2011 ở thủ đô Hoa Kỳ để thảo luận các vấn đề an ninh song phương và khu vực. Cuộc hội đàm giữa Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách Chính trị - Quân sự Andrew J.Shapiro và Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Phạm Bình Minh phản ánh sự hợp tác ngày càng cao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai bên hài lòng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong những năm qua trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ song phương, giúp củng cố khuôn khổ của tình hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt và cùng có lợi giữa hai nước. Hai bên tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở tình hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, và các cam kết chung về đảm bảo một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định và phát triển. Về các diễn đàn khu vực, hai bên trao đổi ý kiến về việc thúc đẩy sự hợp tác Hoa Kỳ - ASEAN và các vấn đề liên quan đến Sáng kiến hạ vùng Mekong (LMI), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Các quan chức hai bên đã trao đổi về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, hai bên nhất trí rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; mọi tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao và hợp tác, không gây sức ép hay sử dụng vũ lực. Phía Hoa Kỳ khẳng định những sự kiện bất ổn trong những tháng gần đây không thúc đẩy

Ngày 7/4/2011 Phó Đô đốc An E. Rônđô, Giám đốc Học viện Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam mong muốn qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc, hai bên sẽ ngày càng hiểu biết lẫn nhau và hợp tác sâu rộng hơn, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, dành cho Việt Nam một số học bổng về đào tạo ngoại ngữ, hỗ trợ Việt Nam trong việc rà phá mon mìn, tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, tẩy rửa CĐDC sau chiến tranh.

Ngày 6/10/2011, Trung tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Lần đầu tiên một trung tướng quân đội Việt Nam đã phát biểu trước khoảng 200 sĩ quan quân đội và giới chức Hoa Kỳ ở Đại học Quốc phòng Washington về chính sách quốc phòng của Việt Nam trên đất Hoa Kỳ, bên cạnh đó trung tướng cũng nhắc lại quan điểm của Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào cũng như cho phép lực lượng nước ngoài đóng quân tại Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy những thành tựu đã đạt được trong quan hệ an ninh quốc phòng trong thời gian qua là do hai nước đã nhận thức được sự gắn kết về lợi ích an ninh ở khu vực Đông Nam Á là hoà bình, ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu cân bằng quyền lực với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng trở thành một yếu tố quan trọng đưa tới sự gắn kết an ninh giữa hai nước, mặc dù cả hai bên đều cố gắng phát triển quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Với những lợi ích thiết yếu về mặt chiến lược, chắc chắn quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa Việt Nam – Hoa Kỳ mới chỉ dừng ở giai đoạn ban đầu, bởi vẫn còn nhiều yếu tố cản trở như: yếu tố lịch sử, sự khác biệt về hệ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI d.PDF (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)