5. Cấu trúc Luận văn
2.1.4 Quan hệ Văn hoá, Giáo dục, Y tế
* Về Giáo dục đào tạo
Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đang tiến triển với nhiều kết quả tích cực.
Hoạt động quan hệ giáo dục đào tạo bắt đầu được khởi sắc vào năm 1997 khi Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) chính thức thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Theo nguồn số liệu của IIE, số sinh viên của Việt Nam theo học tại Hoa Kỳ ngày càng tăng, năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ rất đa dạng, có quy mô lớn, các trường học ở đây đặc biệt là các trường đại học là địa chỉ tốt để thu hút du học sinh Việt Nam.
Trong thời kỳ đầu (năm học 1998 – 1999) số du học sinh của Việt Nam học tại Hoa Kỳ rất ít, chỉ khoảng vài trăm sinh viên, tuy nhiên tới năm học 2006 – 2007 con số này đã lên tới 6.063 sinh viên. Số visa sinh viên du học được Đại sứ quán Hoa Kỳ cấp đã tăng 80% trong năm 2007, và số du học sinh này tăng 380% so với thời kỳ năm 1997. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 20 trong các quốc gia trên thế giới có số sinh viên du học tại Hoa Kỳ, cũng là năm thứ tư liên tiếp số sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ tăng trên 10%. Đến năm học 2008 – 2009 lần đầu tiên Việt Nam vào top 10 nước có đông sinh viên du học tại Hoa Kỳ, từ vị trí thứ 20, Việt Nam đã nhảy lên vị trí thứ 9, có khoảng 12.823 sinh viên Việt Nam theo học các trường Cao đẳng, Đại học tại Hoa Kỳ. [94,tr.39] Theo nguồn báo cáo Open Doors 2010, bản báo cáo thường niên về tình hình và xu hướng du học quốc tế được công bố bởi IIE,
Bảng 2.4
Tỷ lệ học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại Hoa Kỳ (2006 – 2011) Năm học Tỷ lệ gia tăng 2010 - 2011 62% 2009 – 2010 48% 2008 – 2009 46% 2007 – 2008 45% 2006 – 2007 31% [Nguồn IIE] Bên cạnh việc gia tăng nhanh số lượng sinh viên Việt Nam được gửi sang Hoa Kỳ đào tạo, các chương trình hợp tác giữa các trường đại học Hoa Kỳ và các trường đại học của Việt Nam cũng đang có chiều hướng gia tăng
mạnh mẽ. Nhiều chương trình học bổng của hai bên đã và đang được triển khai như: chương trình học bổng quốc tế do Quỹ Ford tài trợ, chương trình học bổng Fulbright, chương trình học bổng Hubert H. Humphrey, chương trình học bổng của Chính phủ Việt Nam…. Một số trường đại học của Việt Nam đã hợp tác với các trường đại học của Hoa Kỳ triển khai các chương trình liên kết đào tạo, cho tới nay có khoảng 20 chương trình liên kết đào tạo ở bậc cử nhân và sau đại học đang được triển khai.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 6/2008), Nhóm chuyên trách về giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ đã hoàn tất báo cáo về tình hình hợp tác giáo dục đại học song phương trình Chính phủ hai nước xem xét để đi đến ký kết. Báo cáo này kiến nghị một số lĩnh vực hai bên có thể hợp tác bao gồm:
- Thành lập trường đại học theo mô hình đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam, triển khai các chương trình tiên tiến tại các trường đại học của Việt Nam, giúp Việt Nam đào tạo nghiên cứu sinh tại các trường đại học uy tín của Hoa Kỳ.
- Hỗ trợ Việt Nam đào tạo Tiếng Anh, giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả công tác khảo thí, kiểm định và đảm bảo chất lượng.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đã cấp gần 1000 học bổng cấp bằng và không cấp bằng với tổng giá trị lên tới 75 triệu USD. Trong đó chương trình Fulbright chiếm 53% với gần 500 sinh viên Việt Nam tham gia. Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) được thành lập tháng 1/2000 với ngân sách 5 triệu USD mỗi năm, VEF đã đưa 343 nghiên cứu sinh xuất sắc của Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập và nghiên cứu. Trong mười năm qua VEF cung cấp các học bổng thạc sĩ và tiến sĩ cho các chương trình khoa học, kỹ thuật, toán học, y học và công nghệ. “343 thực sự là con số có nhiều ý nghĩa bởi vì thông qua
chương trình nó giúp cho các sinh viên xuất sắc nhất của Việt Nam có cơ hội để nghiên cứu sâu hơn những chuyên ngành như kỹ thuật, các ngành về công nghệ, khoa học và mang kiến thức của mình quay về Việt Nam. Có lẽ đó mới là thành quả quan trọng nhất mà VEF đã làm được, đó là sự đầu tư cho tương lai Việt Nam”, bà Elizabeth Dugan, một thành viên trong Hội đồng Quản trị của VEF nhận định. Thông qua chương trình học giả mà VEF bắt đầu từ năm 2007, cũng đã có 29 tiến sĩ của Việt Nam tham gia các chương trình sau tiến sĩ kéo dài tối đa 12 tháng tại 23 trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2010 Quỹ VEF đã đưa được 306 nghiên cứu sinh của Việt Nam sang học tại 70 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ. Vài năm gần đây đã có hàng trăm sinh viên Hoa Kỳ lựa chọn Việt Nam là nơi để thực tập, nghiên cứu và học tập. Năm 2009 đã có 652 sinh viên Hoa Kỳ học tập tại Việt Nam. Cassandra D.Accordo đang theo học chuyên ngành tâm lý lâm sàng tại ĐH St. John, NewYork cho biết “Việt Nam có quá nhiều điều để chúng tôi học hỏi. Hoa Kỳ chỉ có 200 năm lịch sử trong khi nơi này, như Văn Miếu Quốc Tử Giám, đã có lịch sử gần một nghìn năm”.
Thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về giáo dục đại học. Hội thảo lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2008, lần thứ hai vào năm 2009 và lần thứ ba vào năm 2010. Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục đại học của hai nước, các giáo sư, các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu nhu cầu phát triển giáo dục đại học của Việt Nam và khả năng phát triển quan hệ hợp tác.
Trong dịp APEC 19 (tháng 11/2011), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ kỹ thuật trong đào tạo, Thỏa thuận về đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh giữa Trường Đại học Tổng hợp
Hawaii – Hoa Kỳ và Đại học Huế - Việt Nam, Thỏa thuận về hợp tác đào tạo giữa Đại học Tổng hợp Hawaii – Hoa Kỳ và Đại học Ngoại thương - Việt Nam. [117]
Với mục tiêu của Chính phủ Việt Nam đào tạo hơn 20.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2020 và ½ là được đào tạo tại nước ngoài, Hoa Kỳ sẽ là điểm đến của nhiều sinh viên Việt Nam. Chính quyền Hoa Kỳ cam kết tăng nguồn học bổng cho sinh viên Việt Nam, khuyến khích các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ tăng cường giao lưu với các đối tác Việt Nam, xây dựng một số trường đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam, phù hợp với chủ trương của Việt Nam là nâng cấp hệ giáo dục của Việt Nam cả về chất lượng đào tạo và quản lý.
* Về Y tế
Từ năm 2000 đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước có nhiều khởi sắc. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao như: Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ D.Shalala, Bộ trưởng Michael O’Leavitt thăm Việt Nam (năm 2000, 2005, 2008). Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến thăm Hoa Kỳ (năm 2006). Nhiều văn bản hợp tác quan trọng về y tế giữa hai nước đã được ký kết: Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai nước (năm 2000), Ý định thư về hợp tác y tế (năm 2005), Hiệp định về hợp tác y tế và khoa học y học giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ (năm 2006). Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Y tế về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và sản phẩm y tế (năm 2008). Hoa Kỳ là nước có nền y học hiện đại, có nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác và hỗ trợ Việt Nam, hiện đứng trong top 10 quốc gia có nhiều công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.
Năm 2003, lần đầu tiên Chính phủ hai nước đã ký văn bản thoả thuận về chương trình dự phòng và chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 với trị giá là 20 triệu USD. Ngày 23/6/2004, Tổng thống Hoa Kỳ G.W.Bush chọn Việt Nam là một trong 15 quốc gia được ưu
Ngày 21/4/2010 tại Hà Nội, Việt Nam chương trình Cúm thuộc trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã thống nhất xây dựng các hoạt động hợp tác mới nhằm xác định và giải quyết bất cập trong việc phối hợp giữa các ngành y tế và thú y về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, từ đó giúp ngăn ngừa sự lây truyền của các loại bệnh này giữa người và động vật, trong đó có bệnh cúm. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ thực hiện chương trình Thiên thần Thái Bình Dương (8 – 18/5/2010) và Đối tác Thái Bình Dương (31/5 – 12/6/2010) tại Việt Nam gồm các hoạt động chính khám chữa bệnh, hỗ trợ y tế cộng đồng, sửa chữa các thiết bị y tế, xây dựng các công trình công cộng. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về HIV/AIDS. Hiệp ước này đánh dấu sự hợp tác song phương 5 năm giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cùng các đối tác khác cam kết hành động để chống lại căn bệnh HIV/AIDS. Năm 2010, viện trợ của USAID dành cho y tế tại Việt Nam là 53 triệu USD. Ngoài trọng tâm về chương trình HIV/AIDS, phòng chống cúm gia cầm và cúm A (H1N1), Hoa Kỳ còn quan tâm tới kế hoạch của Việt Nam nhằm phát triển một hệ thống y tế chất lượng cao tới người dân và nâng cao năng lực của ngành y tế “Khoảng 75% trợ giúp phát triển chính thức của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam đã được đầu tư vào các hoạt
Sự hợp tác trên là nỗ lực của Chính phủ hai nước kể từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
*Về Khoa học công nghệ
Ngày 17/11/2000 trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống B.Clinton, Chính phủ hai nước đã ký kết hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ. Hiệp định là sự khẳng định chính thức cam kết giữa hai nước trong việc khuyến khích và tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nhà đầu tư cho khoa học và công nghệ như: Văn phòng Công nghệ thông tin, Khu công nghệ cao Hoà Lạc đã cùng với các đối tác Hoa Kỳ như Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST), Văn phòng Châu Á về phát triển nghiên cứu không gian (AOARD) triển khai các hoạt động trên 9 nội dung:
- Giáo dục đào tạo
- Chính phủ điện tử và thương mại điện tử
- Siêu máy tính và máy tính hệ thống
- Hiệu năng cho công ty phần mềm, hệ thống phần mềm mở
- Tiêu chuẩn công nghệ thông tin, hợp tác với IT Connect ở Hoa Kỳ
- Xây dựng văn bản pháp quy (luật tội phạm máy tính)
- Doanh nghiệp khởi động 66
- Vốn đầu tư mạo hiểm
- Trao đổi phòng thí nghiệm.
Từ năm 2001 Chính phủ hai nước trao đổi nhiều đoàn cấp Bộ và cấp chuyên gia để đẩy mạnh hợp tác về lĩnh vực này. Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác khoa học – công nghệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã họp 7 vòng, hai bên đã thành lập cơ chế hợp tác trong việc nghiên cứu và ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, lập trung tâm nghiên cứu về vấn đề này (gọi tắt là DRAGON) ở Cần Thơ. Trong những năm gần đây công nghệ hạt nhân trở thành một lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác năng lượng hạt nhân mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, nhiều tập đoàn Hoa Kỳ với công nghệ hàng đầu thế giới về điện hạt nhân đã bày tỏ quan tâm hợp tác phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Hai bên đã bắt đầu trao đổi để đi đến đàm phán Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai nước (còn gọi là Hiệp định 123). Trong chuyến thăm Hoa Kỳ chính thức (tháng 6/2005) Thủ tướng Phan Văn Khải đã chứng kiến việc ký thoả thuận hợp tác giữa các cơ quan Việt Nam với tập đoàn Microsoft (về hỗ trợ đào tạo tin học trong các trường học phổ thông của Việt Nam), Viện Công nghệ Massachussette (MIT) và tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG).
Cuối năm 2010, Hoa Kỳ đã ký Biên bản dự định với Cục Khoa học, công nghệ và môi trường thuộc Bộ Quốc phòng – Bộ chịu trách nhiệm về khắc phục hậu quả CĐDC, khẳng định mong muốn của hai chính phủ về hợp tác tẩy độc dioxin quanh sân bay Đà Nẵng vào tháng 7/2011 và kết thúc vào tháng 10/2013.
Hợp tác về khoa học công nghệ đang được xúc tiến trong các vấn đề chuyển giao công nghệ, thăm dò, dự báo, đào tạo… Việt Nam đã tiếp nhận một trung tâm dự báo biến đổi khí hậu do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Hai bên đang tiếp tục bàn thảo để hợp tác trong một số lĩnh vực về khoa học kỹ thuật mà Việt Nam quan tâm.
Tóm lại, có thể thấy quan hệ Việt – Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI là mối quan hệ rất đặc biệt, có tính đặc thù riêng so với quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác. Những chuyển biến lớn nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI là sự gia tăng mật độ và cường độ các cuộc gặp cấp cao hàng năm với nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn diện. Với những chuyến thăm của Tổng thống B.Clinton (năm 2000), Tổng thống G.W.Bush (năm 2006) tới Việt Nam; Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008 và 2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011) thăm Hoa Kỳ đã tăng cường quan hệ giữa hai nước. Về kinh tế - thương mại, khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại song phương năm 2000, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 1 tỷ USD, và tăng lên mức 1,5 tỷ USD năm 2001, nhưng đến năm 2010 con số này đã tăng lên 18,6 tỷ USD, sáu tháng đầu năm 2011 đạt gần 10 tỷ USD. Về giáo dục, hiện có hơn 14.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, Việt Nam chủ trương tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên đại học cũng như sau đại học sang Hoa Kỳ học tập. Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục tích cực hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai, y tế, văn hoá… Đại sứ quán Hoa Kỳ tham gia hỗ trợ người dân Việt Nam bị thiệt hại bởi lũ lụt ở miền Trung, thông qua USAID, cuối tháng 10/2011 Chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ 100.000 USD để trợ giúp các cứu trợ khẩn cấp sau khi lũ lụt tàn phá khu vực đồng bằng Sông MêKông của Việt Nam vào tháng 9 – 10/2011. Từ năm 2000 đến nay USAID đã viện trợ hơn 9 triệu USD cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, giảm nhẹ và sẵn sàng ứng phó thiên tai tại Việt Nam. Đại sứ quán Hoa Kỳ hỗ trợ Hà Nội phục trang Ô Quan Chưởng nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngày 23 - 24/10/2011 Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam lần đầu tiên đã biểu diễn trước hơn 1.000 khán giả Hoa Kỳ với những tác phẩm âm nhạc đặc sắc của Việt Nam và thế giới.
2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những