hiện nay của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng cho các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống của mình được cùng với khách hàng thoả thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm định giá thế chấp, định giá lại với mức:
+ Mức tối đa bằng với mức giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trườngnếu thấp hơn hoặc bằng với giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành nếu thấp hơn hoặc bằng với giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất.
+ Mức tối đa không quá 70% giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếucao hơn giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất. cao hơn giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất.
Tuy nhiên, nếu áp dụng cách thứ nhất thì không thể cho vay được vì giátrị quyền sử dụng đất mà UBND các địa phương đưa ra chỉ để áp dụng tính thuế trị quyền sử dụng đất mà UBND các địa phương đưa ra chỉ để áp dụng tính thuế chứ không quy định bán, chuyển nhượng trên thị trường. Còn áp dụng cách thứ hai, mặc dù có thoáng hơn cách thứ nhất nhưng cũng rất khó thực hiện do một số tỉnh hiện nay chưa ban hành khung giá đất, các ngân hàng không thể có khung giá thị trường để áp dụng tính đúng 70% theo qui định được, mà bản thân vấn đề khung giá đất hiện nay cũng đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Còn nếu thuê cơ quan chuyên môn thì do có những qui định ràng buộc bởi trách nhiệm về cách đánh giá của họ. Như vậy, khó có cơ quan nào đứng ra nhận xây dựng khung giá đất cho ngân hàng.