0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Ký quỹ của khách hàng Năm 2010

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 43 -45 )

Năm 2010 2011 Chỉ tiêu Dư nợ ( tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Dư nợ (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) ∑dư nợ có TSBD 1,300 100 2,520 100 Thế chấp, cầm cố 650 50% 1360.8 54% Bảo lãnh của bên thứ 3 548.6 42.2% 932.4 37% Kí quỹ của KH 101.4 7,8% 226.8 9%

( Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đống Đa 2010-2011)

Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay có TSBD theo biện pháp bảo đảm

Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng, bên thứ ba đang là mộtbiện pháp bảo đảm tiền vay được ngân hàng sử dụng phổ biến nhất, chiếm hơn

biện pháp bảo đảm tiền vay được ngân hàng sử dụng phổ biến nhất, chiếm hơn

quá nửa tỉ trọng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, biện pháp kí quỹ

của khách hàng cũng ngày càng được ngân hàng áp dụng nhiều hơn. Một điều

dễ nhận thấy là bảo lãnh của bên thứ ba tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì ở đây bên thứ

ba dùng uy tín của mình để bảo lãnh, do đó nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ phụ thuộc rất

nhiều vào tình hình tài chính, sự sẵn sàng trả nợ của bên thứ ba. Trong trường

hợp bên bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết, người bảo lãnh

chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động thì việc bảo lãnh cũng chấm

dứt nên rủi ro đối với ngân hàng càng lớn. Còn đối với biện pháp thế chấp, cầmcố hay kí quỹ thì ngân hàng gần như chắc chắn đã có nguồn trả nợ đủ để bù đắp

cố hay kí quỹ thì ngân hàng gần như chắc chắn đã có nguồn trả nợ đủ để bù đắp

ít nhất là gốc khoản vay.

Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ cho vay có TSBD theo hình thức bảo đảm 2010-2011

* Các loại tài sản bảo đảm tiền vay tại chi nhánh

A) Các loại tài sản thông thường: (i) Ngoại tệ bằng tiền mặt; (ii)Tài sản cótính thanh khoản cao: ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi, sổ/thẻ tài

tính thanh khoản cao: ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi, sổ/thẻ tài

khoản và giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu) do cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước và

tổ chức tín dụng phát hành; (iii) Nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn

liền với đất (kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở); (iv) Quyền sử dụng đất mà

pháp luật về đất đai quy định. Trong đó, tại ngân hàng Công thương chia các yêu

cầu về quyền sử dụng đất theo nhóm đối tượng bảo đảm như tổ chức kinh tế Việt

Nam, doanh nghiệp liên doanh, cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam hay tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại

Việt Nam; (v) Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng Hải Việt Nam, tàu bay

theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong điều kiện được thế

chấp; (vi) Máy móc, thiết bị ( trừ máy móc, thiết bị công trình), phương tiện vận

tải, kim khí quý, đá quý, hàng hóa; (vii) Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có

vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấpmột phần tài sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có

một phần tài sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có

thỏa thuận; (viii) Tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng công thương; (ix)

Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm cũng thuộc tài sản bảo

đảm nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; (x) Quyền được nhận

số tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp tài sản

cầm cố, thế chấp được bảo hiểm.

B) Các loại tài sản mà ngân hàng cấp tín dụng chỉ được nhận sau khi đượcchấp thuận bằng văn bản của tổng giám đốc, trừ trường hợp ngân hàng cấp tín

chấp thuận bằng văn bản của tổng giám đốc, trừ trường hợp ngân hàng cấp tín

dụng áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung: (i) Cổ phiếu; (ii) Máy móc, thiết bị

công trình; (iii) Quyền tài sản phát sinh từ quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở

hữu công nghiệp, quyền được nhận tiền bảo hiểm, quyền hưởng lợi từ L/C xuất

khẩu, các quyền khác phát sinh từ hợp đồng; (iv) Quyền đối với phần vốn góp

trong doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (v) Quyền

khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; (vi) Các tài sản

hình thành ở nước ngoài, được đăng kí quyền sở hữu ở nước ngoài; (vii)Tài sản

có tính thanh khoản cao không thuộc nhóm trên; (viii)Tài sản hình thành trong

tương lai và các tài sản khác theo quy định của pháp luật, không thuộc loại tài

sản ngân hàng không được nhận làm tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 43 -45 )

×