Thông tin-quảng cáo

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam thời gian 2000 2002 (Trang 28 - 30)

n Nhóm thuốc tim mạch-huyết áp

1.4 Thông tin-quảng cáo

Hoạt động thông tin-quảng cáo(TT-QC), giới thiệu thuốc có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty nhằm thúc đẩy, hỗ trợ cho hoạt động bán hàng; còn đối với các cán bộ y tế và công chúng hoạt động này của các CTDPNN đã trở thành một kênh cung cấp thông tin quan trọng về thuốc, phương pháp điều trị mới nhờ đó các bác sỹ có nhiều lựa chọn hơn khi kê đơn, sử dụng thuốc ngày càng hợp lý và an toàn hơn.

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

- Mỗi năm Cục quản lý dược đã xét duyệt hàng trăm lượt thông tin-quảng cáo-hội thảo giới thiệu thuốc cho thuốc nước ngoài (Theo thống kê: thuốc nước ngoài xin phép quảng cáo là 443 lượt chiếm 58,44% năm 2000 và năm 2001 là 354 lượt tương ứng 53,39% so với tổng số lượt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông), tuy nhiên con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

- Theo số liệu thống kê năm 2000 cho thấy, đối tượng quảng cáo chính của các CTDPNN là cán bộ y tế bởi đây là những người quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc nào và vì thuốc nước ngoài chủ yếu là thuốc phải kê đơn; còn quảng cáo cho công chúng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn.

Bảng 15- Các hình thức TT-QC của thuốc nước ngoài năm 2000

Hình thức Số lượt Tỷ lệ % Hình thức Số lượt Tỷ lệ %

Cho công chúng 153 34,54 Cho cán bộ y tế 252 65,46

Trên báo 53 11,96 Báo, tạp chí chuyên ngành 8 1,8

Tạp chí 19 4,75 Tờ rời 229 51,69

Tờ rời 49 11,06 Tập tài liệu 15 3,39

Truyền hình 30 6,77 Số lượt hội thảo khoa học 38 8,58

Tổng 443 100,00

Nguồn: Cục quản lý dược-Bộ Y tế. Nhận xét: Số lượt TT-QC cho cán bộ y tế chiếm tỷ lệ chủ yếu >60% so với tổng số lượt TT-QC được Bộ y tế cho phép, trong đó tờ rời là hình thức được sử dụng nhiều nhất (chiếm 51,69%). Hình thức hội thảo cũng hay được công ty nước ngoài áp dụng đặc biệt với những thuốc chuyên khoa, thuốc mới. Đối với TT-QC cho công chúng số lượt xin phép quảng cáo chỉ chiếm 34,54% và báo chí, tờ ròi là hình thức được ưu tiên áp dụng.

- Một hình thức để giới thiệu thuốc mà tất cả các CTDPNN đều sử dụng là cử trình dược viên đi giới thiệu thuốc tại các bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám; và theo

quy định các trình dược viên đều phải có thẻ “Người giới thiệu thuốc” do Sở Y Tế cấp nhưng thực tế số lượng người xin cấp thẻ và được cấp rất ít so với số lượng trình dược viên thực tế hiện đang hoạt động trên thị trường thuốc. Theo thống kê, trong vòng 4 tháng thực hiện qui định mới về TT-QC ban hành theo QĐ 2557/2002/QĐ-BYT thì mỗi

Sở Y Tế chỉ nhận được vài hồ sơ đăng kí quảng cáo và đăng kí hội thảo, ngay tại Hà Nội cũng chỉ cấp được 28 thẻ người giới thiệu thuốc.

Ngoài ra Cục quản lý dược cũng chưa thể kiểm soát được hình thức, nội dung của các quảng cáo đang lưu hành bởi không phải công ty nào cũng đều xin phép Bộ y tế trước khi quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và một số công ty tự ý thay đổi nội dung quảng cáo cho phù hợp với mục tiêu riêng của sản phẩm mà không xin phép và chỉ khi có phản ánh từ công chúng, từ phía các công ty khác và do kiểm tra mới phát hiện ra. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan đặc biệt các đơn vị làm nhiệm vụ quảng cáo như: báo, đài truyền thanh, truyền hình... để đảm bảo mọi thông tin về thuốc được trung thực, chính xác và vấn đề sử dụng thuốc ngày càng hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam thời gian 2000 2002 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)