Doanh số bán của các CTDPNN tại Việt Nam giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam thời gian 2000 2002 (Trang 40)

- Đối với công ty lớn:

2.2.2Doanh số bán của các CTDPNN tại Việt Nam giai đoạn 2000-

Theo báo cáo hoạt động hàng năm của các CTDPNN chỉ có 3 công ty là đạt mức doanh số trên 15 triệu USD một năm, trong đó: Zuellig là công ty đứng đầu với DSB trên 40 triệu USD, còn Mega và Diethelm đạt 15-30 triệu USD. Các công ty còn lại chỉ đạt <15triệu USD/năm. DSB của các CTDPNN chủ yếu thu được từ thuốc thành phẩm, còn giá trị nguyên liệu chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng doanh số bán (chiếm khoảng 17- 18%). Điều đó cho thấy các CTDPNN hoạt động ở Việt Nam chỉ chú trọng tới kinh doanh thành phẩm bởi đây là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao.

Theo thống kê các công ty lớn như: GlaxoSmithKline, Aventis, Sanofi-Syn, Roche ... luôn là những những công ty đạt mức DSB cao nhất tại Việt Nam, vì sản phẩm của các công ty này có chất lượng cao, độc quyền & luôn được định giá cao hơn hẳn thuốc cùng loại của những hãng nhỏ hơn và thuốc trong nước. Hoạt động bán hàng của các CTDPNN tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn: Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh: năm 2001 chỉ tính riêng ở 2 thị trường này doanh số của top 50 nhà sản xuất (trong đó có 3 công ty của Việt Nam là Mekophar(TW 26), Pharmedic(công ty cổ phần dược liệu), Nadyphar(xí nghiệp dược phẩm 2/9)) đã đạt tói 155 triệu USD chiếm trên 50% tổng DSB của tất cả các nhà sản xuất có mặt tại Việt Nam.

Tương ứng với số lượng SDK thuốc chia theo nhóm tác dụng DSB của thuốc nước ngoài cũng phần lớn thu được từ những nhóm thuốc ấy.

Bảng 19 : Một số nhóm thuốc đạt DSB cao nhất năm 2001 của CTDPNN ở một sô thành phô lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh)

TT Nhóm thuốc DSB (triệu USD) Tỷ trọng %

1 Chống nhiễm khuẩn 53,24 22%

2 Thuốc tác dụng trên chuyển hoá 33,88 14%

3 Vitamins 36,62 11%

4 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 34,20 10%

5 Thuốc tim mạch 21,78 9%

6 Hệ thần kinh 19,36 8%

7 Hệ cơ xương 16,94 7%

8 Thuốc dùng ngoài 12,10 5%

9 Thuốc khác 45,98 14%

Nguồn: IMS Health

□ Chống nhiễm khuẩn EB Thuốc tác dụng trên chuyển hoá

□ Vitamins □ Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

■ Thuốc tim mạch □ Hệ thần kinh

H Hệ cơ xương □ Thuốc dùng ngoài

■ Thuốc khác

Hình 12: Tỷ lệ DSB của các nhóm thuốc nước ngoài ở Việt Nam năm 2001.

Nhận xét: Các bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng, bệnh đường tiêu hoá, nội tiết là những bệnh có tỉ lệ mắc cao ở nước ta do đó tần suất sử dụng thuốc cao dẫn tới tiêu thụ mạnh những thuốc này, với DSB đạt: cao nhất chiếm 22% đối với nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và 14% đối với nhóm thuốc tác dụng trên chuyển hoá so với tổng DSB của tất cả các nhóm thuốc. Ngoài ra sự gia tăng tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch-huyết áp, bệnh thần kinh, tâm thần trong một vài năm qua cộng với giá của những nhóm thuốc này tương đối cao nên doanh số bán cũng chiếm con số đáng kể.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam thời gian 2000 2002 (Trang 40)