Tình hình hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam thời gian 2000-2002:

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam thời gian 2000 2002 (Trang 55)

- Đối với công ty lớn:

1.Tình hình hoạt động của các CTDPNN tại Việt Nam thời gian 2000-2002:

Việt Nam với môi trường chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều đặn, chính sách quản lý của nhà nước được thông thoáng hơn là lý do thu hút ngày càng nhiều CTDPNN vào kinh doanh, đặc biệt số lượng công ty của châu Á vào Việt Nam tăng mạnh trong 3 năm qua do giá thuốc của những công ty này phù hợp với mức sống của dân. Xu hướng trong 3-5 năm tói số lượng công ty nước ngoài sẽ dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, khả năng thu hút CTDPNN đầu tư vào sản xuất dược phẩm chưa cao do nhiều nguyên nhân, như: cơ sở vật chất còn thấp, triển vọng phát triển ở thị trường Việt Nam không lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, thủ tục hành chính còn rườm rà vì thế công ty nước ngoài ít quan tâm tới đầu tư sản xuất mà chỉ tập trung vào kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài trong 3 năm qua vẫn diễn ra rất sôi động do nhu cầu thuốc trong nước tăng cao, biểu hiện ở sự tăng trưởng DSB, sự gia tăng SDK thuốc, chất lượng thuốc nhìn chung ngày càng được nâng cao trừ trường hợp các chế phẩm có chứa hoạt chất dễ bị phân huỷ như Serratiopeptidase. Thuốc nước ngoài vãn giữ vai trò là nguồn cung ứng chính cho nhu cầu thuốc điều trị, đặc biệt những mặt hàng TTY, thuốc chuyên khoa mà Việt Nam chưa sản xuất được.

Việc chấp hành các qui định pháp luật, qui định chuyên môn của ngành được các CTDPNN thực hiện khá nghiêm chỉnh, không có vi phạm nghiêm trọng bị buộc phải rút giấy phép hoạt động, các trường hợp vi phạm được nhắc nhở và xử lý kịp thời.

Ỵ Cơ cấu tổ chức của CTDPNN: So vói các công ty của Việt Nam, cơ cấu tổ chức của CTDPNN gọn nhẹ và linh hoạt hơn, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận được quy định rõ ràng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Trong 2 mô hình cơ cấu tổ chức của CTDPNN đã trình bầy, mô hình tổ chức của những công ty nhỏ có un điểm là tổ chức đơn giản hơn nên thuận lợi hơn trong quản lý, và cho phép công ty tiết kiệm được chi phí; còn với cơ cấu của công ty lớn sự chuyên môn hoá thành các bộ phận phụ trách những mảng riêng cho phép họ nắm bắt được biến động thị trường tốt hơn, có chính sách phát triển sát sao với thị trường hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hoạt động của các công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam thời gian 2000 2002 (Trang 55)