Mô hình quản lý rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thƣơng việt nam vietinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 31)

1.7.4.1. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro phân tán

Mô hình tổ chức QLRR phân tán là cách thức tổ chức hoạt động QLRR tản mạn, ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quyền QLRR khoản vay không tập trung ở Trung ương mà dàn đều ở cấp cơ sở.

Đặc điểm:

Một là: Quyền lực không tập trung vào Hội đồng quản trị, thông tin bị phân tán nên Hội đồng quản trị không có khả năng xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược, các quyết định phòng ngừa RRTD.

Hai là: Không có sự tách bạch giữa chức năng QLRR, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu của một khoản vay. Ban lãnh đạo của phòng tín dụng cũng đảm nhận phê duyệt cả 3 khâu.

Ba là: Hoạt động tín dụng và QLRR được thực hiện độc lập ở chi nhánh, mỗi

giám đốc chi nhánh tự đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

1.7.4.2. Mô hình quản lý rủi ro tập trung

Đây là cách thức tổ chức QLRR dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và QLRR khoản vay tập trung tại Trung ương.

Đặc điểm:

- Thông tin về hoạt động tín dụng tập trung cao tại Hội đồng quản trị trên cơ sở đó Hội đồng quản trị có thể xây dựng, kiểm tra các mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. - Mô hình này dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR, tác nghiệp. Theo đó, phòng tín dụng được lập thành 3 bộ phận khác 26

nhau để phụ trách 3 chức năng trên, đó là: bộ phận quản lý quan hệ KH, QLRR, quản lý nợ.

- Các quyết định vay vượt hạn mức đều tập trung vào quyết định cho vay của Trung ương, điều này hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

1.7.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Có rất nhiều nghiên cứu về việc xác định mô hình quản lú RRTD và các nhân tố ảnh huởng đuợc đánh giá cao. Theo quan điểm của các nhà học thuật, có một số nhân tố chính ảnh huởng đến việc xác định mô hình quản lý RRTD.

Định hướng QLRR của NH

Đây là một yếu tố chủ quan hết sức quan trọng thuộc về bản thân mỗi NHTM, nó quyết định mức độ quan tâm đến họat động quản lý RRTD.

Định huớng quản lý RRTD của NH là một kế họach hay chiến lược tổng thể phát triển họat động tín dụng và quản lý RRTD gồm một hệ thống các mục tiêu, chuơng trình, chính sách và giải pháp cụ thể đuợc xây dựng một cách phù hợp các diễn biến về chính trị, kinh tế, xã hội trong nuợc tại từng thời kỳ, quy mô của mỗi NH trong họat động tín dụng.

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò cực kì quan trọng trong việc nâng cao năng lực họat động của NH đặc biệt trong lĩnh vực QLRR. Theo Basel II, sự đầu tư công nghệ này, kết hợp với cơ sở dữ liệu chi tiết đó thu thập được, theo thời gian tất yếu sẽ phát huy đuợc lợi ích tiềm tàng to lớn của nó trong định giá và QLRR nói chung, cũng như trong điều hành quản lý NH nói riêng. Công nghệ thông tin đuợc ứng dụng vào họat động kinh doanh của NH, cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch và độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được dịch vụ. Trình độ áp dụng công nghệ thấp, dịch vụ NH sẽ nghèo nàn, tốc độ xử lý kém, không đảm bảo an toàn do phải qua nhiều khâu lao động thủ công. Đặc biệt, việc ứng dụng các mô hình quản lý RRTD hiện đại cần một hệ thống thông tin chuẩn xác thì yếu tố hỗ trợ công nghệ chiếm một vai trò vô cùng

quan trọng.

Trình độ nhân lực

Yếu tố con người luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ một lĩnh vực

nào, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ NH, một dịch vụ đặc biệt vừa liên quan đến ngành tài chính, đến kĩ thuật, đến con người một cách trực tiếp.

NH nào dự báo được những thay đổi của thị trường một cách chính xác, đưa ra những chính sách khai thác hợp lý và sớm hơn các NH khác thì sẽ chộp được cơ hội. Việc lựa chọn mô hình QLRR nào cho NH cũng phải xem xét, trình độ, năng lực của nhân viên trong lĩnh vực tín dụng của NH. Nếu NH có một đội ngũ cán bộ am hiểu về 27

kỹ thuật đo lường rủi ro thì việc ứng dụng các mô hình đo lường RRTD cũng không khó khăn. Do đó, để có khả năng áp dụng mô hình quản lý RRTD hợp lý, ngòai việc ứng dụng công nghệ mới nhất của ngành NH, đòi hỏi đội ngũ nhân viên làm công tác QLRR phải không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới để có thể am hiểu về hệ thống QLRR để họat động quả lý rủi ro mang lại kết quả cao.

Quy mô NH

Quy mô NH có ảnh huởng lớn đối với việc quyết định mô hình quản lý RRTD.

Nếu NH có quy mô nhỏ bé, họat động tín dụng tập trung ở một số ngành nhất định, sẽ lựa chọn các mô hình QLRR theo mô hình đơn, gọn nhẹ. Nếu NH có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, cần có các mô hình QLRR tập trung định lượng, kiểm soát kép. Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới xác định mô hìnhh QLRR của

các NH thương mại. Nhìn chung, thực tiễn đã chỉ ra rằng, các nhân tố trên đây có quan hệ đan xen nhau, tác động tổng thể nhiều chiều tới họat động QLRR của NH thương mại. Do đó, các NH thương mại cần tiến hành phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của Nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến họat động tín dụng và quản lý RRTD của các NHTM.

28

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng VietinBank chi nhánh Hoàng Mai

2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng VietinBank chi nhánh Hoàng Mai NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày

26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Vốn điều lệ tính đến thời điểm ngày 31/12/2010 đạt 15.173 tỷ đồng. VietinBank là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam. VietinBank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống NH Việt Nam. Nguồn vốn của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 02 Sở

Giao dịch, 160 Chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch, 03 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo.

VietinBank còn là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng: - Sài Gòn Công Thương NH - Indovinabank (NH liên doanh đầu tiên tại Việt Nam) - Công ty cho thuê Tài chính Quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam) - Công ty Liên doanh Bảo hiểm châu Á - NHCT, là thành viên chính thức của: - Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA) - Hiệp hội các NH châu Á (AABA) - Hiệp hội Tài chính Viễn thông Liên NH (SWIFT) - Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. VietinBank đã ký 08 Hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia như Bỉ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với hơn 900 định chế tài chính và NH lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục.

Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai là chi nhánh cấp I thuộc hệ thống

VietinBank. Hoạt động theo quy chế về tổ chức và hoạt động của VietinBank, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của NH thành phố Hà Nội. Trụ sở giao dịch đặt tại 254 Trương Định, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Cũng giống như các Chi nhánh khác của

VietinBank, Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai là một TCTD thực hiện các Hội đồng tín dụng và đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu hoạt động của VietinBank

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực, chi nhánh Hoàng Mai đã không ngừng phát

triển cả về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng thu nhập, mở rộng thị phần để ngày một khẳng định vị thế và nâng cao tính cạnh tranh của NH trên địa bàn.

29

Bảng 0.1. Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm Năm STT Chỉ tiêu 2012 2013 Tuyệt Tƣơng đối đối (%)

Thu nhập lãi và các khoản thu 1

291.309 185.184 106.125 57,31

Chi phí lãi và các chi phí tương 2 tự -160.387 -124.023 -36.364 29,32 I

Thu nhập lãi thuần 130.922 61.161 69.761 114,06 1 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 10.389 7.879 2.510 31,86 2 Chi phí hoạt động dịch vụ -466 -322 -144 44,93

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động II dịch vụ 9.923 7.558 2.366 31,30

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động III

kinh doanh ngoại hối 3.056 2.873 183 6,38 1 Thu nhập từ hoạt động khác 603 4.331 -3.728 (86,07) 2 Chi phí hoạt động khác -15.022 -11.332 -3.690 32,56

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động IV -14.419 -7.001 -7.418 105,96 khác V Chi phí hoạt động -38.308 -37.538 -770 2,05

Lợi nhuận thuần trƣớc chi VI phí dự phòng 91.175 27.017 64.157 237,47 RRTD

VII Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 91.175

27.017

64.157

237,47

VIII Lợi nhuận sau thuế 91.175

27.017

64.157

237,47

(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai )

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - Hoàng Mai trong 2 năm 2012 và 2013 ta thấy nhìn chung chi nhánh này hoạt động không những có lãi mà lợi nhuận sau thuế của năm sau còn tăng đáng kể (gấp hơn 4 lần) so với năm trước. Đây được coi là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của

VietinBank. Cụ thể như sau:

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của năm 2013 là 291.309 triệu đồng tăng tuyệt đối 106.125 triệu đồng tương đương với 57,31% so với năm 2012 chủ yếu là nhờ thu nhập lãi cho vay KH.

30

Chi phí lãi và các chi phí tương tự năm 2013 tăng tuyệt đối 36.364 triệu đồng, tăng tương đối 29,32% so với năm 2012 do tác động của cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM.

Tốc độ tăng của thu nhập từ lãi lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của chi phí lãi làm cho thu nhập lãi thuần tăng mạnh 69.761 triệu đồng tương ứng với 114,06%. Sự gia tăng “kỉ lục” của thu nhập lãi thuần là nguyên nhân chính khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh của cả năm 2013 tăng trưởng mạnh mẽ. Không khó để lý giải điều này bởi thu nhập từ việc cho vay vốn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh và VietinBank là một trong những tổ chức tín dụng cho vay KH lớn nhất với tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay KH cao nhất, chiếm hơn 80% tổng thu nhập từ lãi.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2013 là 10.389 triệu đồng tăng tuyệt đối

2.510 triệu đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 31,86%. Đây là nguồn thu từ phí bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ tham gia thị trường tiền tệ, thu từ việc cho vay đầu tư vào các dự án, thu từ phí dịch vụ ngân quỹ…và các khoản thu từ dịch vụ khác.

Chi phí hoạt động dịch vụ tăng từ 322 triệu đồng năm 2012 lên 466 triệu đồng tức là tăng 44,93% chủ yếu là do phí chi về dịch vụ thanh toán trong và ngoại nước, cước phí bưu điện về mạng viễn thông…cũng tăng lên cao.

Mặc dù thu nhập và chi phí hoạt động dịch vụ đều tăng nhưng lãi từ hoạt động dịch vụ không những không giảm mà còn tăng 2.366 triệu đồng tương đương với 31,30% bởi lượng gia tăng của thu nhập chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lượng

gia tăng của chi phí. Hoạt động dịch vụ không những là một lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận không nhỏ cho NH mà còn là hoạt động hỗ trợ các hoạt động huy động và tín dụng phát triển tốt hơn. Những năm gần đây, các NHTM khác nói chung và VietinBank - Hoàng Mai nói riêng đang chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này nhiều hơn, vì chi phí bỏ ra không nhiều mà lợi nhuận thu về khá cao.

Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH gần như không có thay đổi trong 2 năm, năm 2013 tăng nhẹ 183 triệu đồng tương ứng với 6,38% so với năm 2012. Trong giai đoạn tỷ giá biến động mạnh mẽ trong năm 2013 do tiền đồng mất giá mạnh, thâm hụt thương mại 6 tháng đầu năm 2013 tăng khiến niềm tin vào tiền đồng giảm sút và nhu cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, đặc biệt là việc phải đối phó với lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của NH Nhà Nước ngày 11/2/2013 được coi là “một cú shock trên thị trường ngoại hối” thì việc duy trì hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi là một thành công không nhỏ của chi nhánh Hoàng Mai nói riêng và VietinBank nói chung. Các hoạt động về thu nhập khác và chi phí khác là một vấn đề cần nói ở đây khi mà thu nhập từ hoạt động này giảm mạnh từ 4.331 đồng năm 2012 xuống chỉ còn 603 đồng tương đương với mức giảm tuyệt đối là 3.728 triệu đồng, giảm tương đối là 31

86,07%. Hơn nữa, chi phí hoạt động khác không vì vậy mà giảm đi còn tăng 3.690 triệu đồng tương đương 32,56% làm cho kết quả hoạt động kinh doanh khác năm 2013 thâm hụt đi 7.418 triệu đồng tương đương với 105,96%.

Chi phí hoạt động năm 2013 tăng không nhiều so với năm 2011 với mức tăng

tuyệt đối là 770 triệu đồng tương đối là 2,05%. Chi phí về nhân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động của các NHTM. Chi phí hoạt động hầu như không có sự thay đổi dù trong thời điểm thị trường tiền tệ năm 2013 gặp khó khăn với nhiều biến cố, nhiều NH cắt giảm nhân sự để thực hiện tái cấu trúc nhưng chi nhánh Hoàng Mai vẫn hoạt động ổn định, không cần phải cắt giảm qui mô, cũng như đảm bảo đồng lương và phúc lợi cho toàn thể cán bộ. Chi nhánh có sự điều chỉnh quan trọng về cơ cấu nhân sự , xây dựng cơ chế lương thưởng khoa học với mục đích sắp xếp đúng người đúng việc và có chế độc đãi ngộ chính xác nhất đối với từng vị trí. Có thể thấy VietinBank luôn chú trọng đến việc tạo dựng sự gắn bó lâu dài của đội ngũ nhân sự vì đó là một trong những yếu tố then chốt để phát triển trong dài hạn.

Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng RRTD bằng tổng lợi nhuận trước thuế và cũng bằng lợi nhuận sau thuế. Chi nhánh không có chi phí dự phòng RRTD và không phải hạch toán thuế thu nhập DN vì VietinBank hạch toán tập trung tại Hội sở chính. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng vô cùng tốt với mức tăng tuyệt đối 64.157 triệu đồng tức là tăng 237,47%. Các hoạt động của Chi nhánh đều có lãi trong cả 2 năm, hơn nữa lãi từ các hoạt động năm 2013 lại tăng hơn so với năm 2012, đặc biệt là hoạt động cho vay. Đây là kết quả tất yếu mà Chi nhánh đạt được nhờ bộ máy quản lý hoạt động đạt hiệu quả cao, cũng như khả năng mở rộng và nắm bắt thị trường, đồng thời không

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thƣơng việt nam vietinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w