Thựchiện việc mua bán nợ

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thƣơng việt nam vietinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 72 - 73)

Ngày 21/12/2006, Thống đốc đã Ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN. Quyết định này thay thế Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của Thống đốc NH Nhà nước ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. Theo đó, mua, bán nợ đó là việc chuyển nhượng khoản nợ, do bến bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho KH vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn

dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng. Việc mua, bán nợ được thực hiện theo một trong hai phương thức sau và do các bên tham gia lựa chọn: (1) Phương thức mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thựchiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. (2) Phương thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới. NH Công Thương Việt Nam đã ký hợp tác với công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (Công ty mua bán nợ-DATC) giai đoạn 2006-2010 nhằm xử lý các khoản nợ và nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh phù họp theo chuẩn mực quốc tế. Chi nhánh Hoàng Mai cần tận dụng cơ hội này để cùng DATC giải quyết các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu trên tinh thần lành mạnh hóa các khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thƣơng việt nam vietinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w